Người bệnh mạch vành nên ăn uống thế nào

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người bệnh mạch vành nên ăn uống thế nào

Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan

Chuyên Bán Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan Tại Việt Nam. Free Ship Toàn Quốc

Tel: 0363857742

 

Người bệnh mạch vành nên ăn uống thế nào
Người bệnh mạch vành cần cắt giảm đường, muối, hạn chế chất béo xấu, tăng cường chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa.

Bệnh mạch vành là tình trạng các mạch máu cung cấp máu cho tim bị hẹp, tổn thương, tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ do sự tích tụ của mỡ, cholesterol, các mảng xơ vữa. Hậu quả là làm giảm cung cấp oxy, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho tim hoạt động. Bệnh có thể gây ra những cơn đau thắt ngực, đau tim hoặc suy tim.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát mỡ trong máu, cải thiện triệu chứng và hạn chế biến chứng của bệnh mạch vành. Người bệnh có thói quen ăn uống thiếu khoa học (ít chất xơ, thừa chất béo xấu, muối, đường...) có thể thúc đẩy bệnh trở nặng nhanh, nguy cơ biến chứng nguy hiểm như hẹp động mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim, tử vong.

Để góp phần ngăn chặn các mảng xơ vữa hình thành và hạn chế biến chứng, người bệnh cần lưu ý nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây.

Cắt giảm đường, muối: Tiêu thụ nhiều muối gây tăng huyết áp, gia tăng áp lực lên tim. Chế độ ăn uống thừa đường khiến nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) và cholesterol trong máu tăng cao, góp phần thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển. Người bệnh cắt giảm muối, đường trong bữa ăn xuống dưới mức 5 g muối và 25-36 g đường mỗi ngày.

Hạn chế chất béo xấu: Dung nạp nhiều chất béo xấu (bao gồm chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa) có thể khiến cholesterol trong máu tăng cao, thúc đẩy bệnh mạch vành trở nặng. Người bệnh nên ăn các món chứa ít chất béo xấu, hạn chế dùng da, mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, bắp rang bơ...

Ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể hạn chế cơ thể hấp thụ cholesterol. Lượng cholesterol trong cơ thể giảm thiểu hỗ trợ chữa bệnh mạch vành. Người bệnh nên dùng ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, gạo lứt, rau đay, mồng tơi, đậu đỏ, đậu Hà Lan, ổi, đu đủ, táo...

Tăng cường thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa hỗ trợ trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, kháng viêm, góp phần ngăn chặn bệnh mạch vành phát triển.

Bổ sung món ăn uống giúp tăng lưu thông máu: Thiếu oxy máu đòi hỏi tim phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần có thể dẫn đến suy tim. Ăn thực phẩm chứa nhiều salicylate góp phần tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ ngăn ngừa suy tim - biến chứng nghiêm trọng của bệnh mạch vành. Thực phẩm chứa nhiều salicylate như tỏi, gừng, nghệ, cam thảo, hành tây, quế, nho tươi, việt quất, dâu tây, nho khô...

Phương pháp chế biến món ăn cũng rất quan trọng với người bệnh mạch vành. Cần ưu tiên luộc, hấp, trộn, hạn chế chiên, xào để giảm nguy cơ làm tăng cholesterol từ dầu mỡ. Tránh sử dụng sốt mayonnaise, bơ trong quá trình chế biến món ăn. Trong trường hợp cần chiên rán, người bệnh nên chọn dầu chịu nhiệt cao, giàu chất béo tốt như dầu hạt cải, dầu hướng dương... Không nên dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng. Hạn chế gia vị mặn như bột canh, muối, các loại sốt pha sẵn.

Bác sĩ Tùng cho biết người bệnh mạch vành có thể bổ sung các tinh chất thiên nhiên như GDL-5 (tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ) có khả năng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa thụ thể tế bào, hỗ trợ làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-c (cholesterol xấu), triglyceride, cải thiện xơ vữa động mạch, kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.

Người bệnh nên đến bác sĩ dinh dưỡng để được đánh giá chi tiết về nhu cầu dung nạp dưỡng chất của cơ thể. Thông qua đó, bác sĩ xây dựng, tư vấn chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với từng người.

 

Bản đồ