5 tác hại khi ngồi sai tư thế

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 tác hại khi ngồi sai tư thế

ĐÔng Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan

Chuyên Bán ĐôngTrùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan Tại Hà Nội

Tel: 0363857742

 

5 tác hại khi ngồi sai tư thế

Việc đứng, ngồi sai tư thế có thể ảnh hưởng đường cong cột sống, gây đau cột sống, đau cổ, nhức đầu, giấc ngủ không ngon và tiêu hóa bị gián đoạn.

Tư thế ngồi sai không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, sự tự tin mà còn cả sức khỏe xương khớp. Dưới đây là những tác hại khi ngồi sai tư thế và cách điều chỉnh, theo ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175.

Tác hại khi ngồi sai tư thế

Ảnh hưởng đường cong cột sống

Ba đường cong chính của một cột sống đúng tư thế tạo thành hình chữ "S". Theo thời gian, tư thế sai có thể khiến những đường cong tự nhiên này thay đổi hình dạng, tạo quá nhiều áp lực vào sai vị trí.

Cột sống của chúng ta được tạo ra để hấp thụ nhưng chấn động, nhưng tư thế xấu có thể làm suy giảm khả năng tự nhiên này, khiến cơ thể có nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Đau cột sống

Một trong những ảnh hưởng xấu phổ biến nhất của tư thế sai là đau. Ngồi sai tư thế sẽ tạo áp lực không tốt lên cột sống.

Nếu bạn nhận thấy đau cổ và xung quanh cột sống sau một ngày dài làm việc, có thể bạn đã không ngồi thẳng và đúng tư thế.

Đau cổ và nhức đầu

Khi vai bị gù về phía trước hoặc đầu có xu hướng cúi về trước sẽ gây áp lực lên cổ, vai. Sự căng của các cơ này có thể dẫn đến đau đầu, đau cổ vai do căng thẳng.

Giấc ngủ không ngon

Tư thế sai có thể đặt toàn bộ hệ thống cơ bắp vào một vị trí căng thẳng cả ngày để duy trì tư thế. Đau cổ, đau lưng và nhức mỏi các cơ sẽ làm bạn phải xoay trở nhiều tìm vị trí thoải mái để ngủ, từ đó giấc ngủ sẽ dễ bị gián đoạn.

Tiêu hóa bị gián đoạn

Việc ngồi sai tư thế có thể gây đè nén các cơ quan trong cơ thể, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra các vấn đề về dạ dày.

Cách điều chỉnh tư thế

- Thay đổi tư thế ngồi thường xuyên.

- Đi dạo ngắn quanh văn phòng hoặc nhà của bạn sau khi ngồi mỗi hai giờ.

- Nhẹ nhàng kéo giãn cơ bắp thường xuyên để giúp giảm căng cơ.

- Không nên bắt chéo chân. Giữ chân trên sàn với mắt cá chân trước đầu gối.

- Đảm bảo rằng bàn chân chạm sàn khi ngồi, hoặc nếu không thể, hãy sử dụng dụng cụ hỗ trợ để gác chân.

- Thư giãn vai, tuy nhiên không nên cúi ra trước hoặc ngửa về phía sau quá nhiều.

- Giữ khuỷu tay gần với cơ thể. Vị trí giữa cánh tay và hông khoảng 90 đến 120 độ.

- Sử dụng gối tựa hoặc dụng cụ hỗ trợ khác nếu ghế không có dụng cụ tựa lưng có thể điều chỉnh đường cong của lưng dưới.

- Nên có ghế ngồi có đệm tốt. Đùi và hông phải song song với sàn nhà.

 

 

Bản đồ