Vì sao mắc bệnh do sử dụng máy lạnh sau khi đi nắng?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao mắc bệnh do sử dụng máy lạnh sau khi đi nắng?

Vì sao mắc bệnh do sử dụng máy lạnh sau khi đi nắng?
Tôi dễ bị viêm họng, ho, nghẹt mũi khi vào phòng máy lạnh ngay khi đi nắng về, lý do là gì? (Dương Minh, 31 tuổi, TP Cần Thơ)

Trả lời:

Thời tiết mùa hè nắng nóng oi bức, đỉnh điểm nắng nóng vào khoảng giữa trưa khiến cơ thể khó chịu, ra nhiều mồ hôi. Vì vậy, nhiều người có thói quen sử dụng máy lạnh ngay để giải nhiệt nhanh, tuy nhiên có hại cho sức khỏe.

Việc thay đổi đột ngột nhiệt độ từ nóng sang lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, có thể dẫn tới sốc nhiệt, chóng mặt, mệt mỏi, co mạch dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Nhiệt độ thay đổi quá nhanh cũng khiến niêm mạc da, mũi, mắt bị khô, giảm phản ứng miễn dịch, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Do đó, để máy lạnh không gây hại cho sức khỏe, người dân cần lưu ý cách sử dụng đúng để tránh mắc bệnh như không nên sử dụng ngay khi đi nắng về; nhiệt độ điều hòa nên ở mức 25-28 độ C và không chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời quá 10 độ. Nếu chưa đủ mát, có thể dùng thêm quạt điện thay vì giảm nhiệt độ điều hòa xuống quá thấp. Bạn cũng tránh để máy lạnh thổi thẳng vào mặt, đầu.

Khi ra đường, làm việc ngoài trời bị ra nhiều mồ hôi, người dân cần để cơ thể khô ráo rồi mới sử dụng máy lạnh để tránh mất nước, hạ nhiệt, cảm lạnh. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh máy lạnh và phòng thường xuyên để tránh nấm mốc, vi khuẩn, virus phát triển.

Bạn nên tiêm phòng các bệnh gây viêm đường hô hấp đã có vaccine như cúm, sởi, thủy đậu, phế cầu, não mô cầu. Hiện có bốn loại vaccine cúm, giúp phòng các chủng virus như A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Trong đó, loại của Pháp, Hà Lan và Hàn Quốc tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Loại của Việt Nam tiêm cho người từ 18 đến 60 tuổi. Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi cần tiêm hai mũi cách nhau tối thiểu một tháng nếu chưa từng chủng ngừa cúm. Người từ 9 tuổi trở lên, cần một liều cơ bản và nhắc lại hàng năm.

Vaccine phế cầu có 5 loại, gồm phế cầu 10, phế cầu 13, phế cầu 15, phế cầu 20, phế cầu 23. Trong đó phế cầu 10 tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tuổi, phế cầu 13 tiêm cho trẻ từ 6 tuần và người lớn, phế cầu 15 tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên (sớm nhất từ 6 tuần tuổi) và người lớn, phế cầu 20 tiêm cho người lớn từ 18 tuổi, phế cầu 23 tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và người lớn. Lịch tiêm vaccine tùy theo độ tuổi và lịch sử chủng ngừa.

Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Bản đồ