Mặt như 'tòa nhà bị sập' sau tiêm tan filler

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mặt như 'tòa nhà bị sập' sau tiêm tan filler

Mặt như 'tòa nhà bị sập' sau tiêm tan filler
AnhGrace Stewart, 32 tuổi, quản lý mạng xã hội tại Nottingham, ngán ngẩm với gương mặt như "tòa nhà bị sập" sau tiêm tan chất làm đầy (filler).

Trong ba năm, cô tiêm filler từ hàm, sau đó đến môi, má, mũi và cằm. Tuy nhiên, sau đám cưới năm 2022, cô nhận ra mình đã lạm dụng filler quá mức. Năm nay, cô tìm đến hyaluronidase, một loại enzyme làm tan filler, để có vẻ ngoài tự nhiên trở lại.

Stewart không phải là trường hợp duy nhất. Theo báo cáo của Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Anh (BAAPS) năm 2023, số người tiêm filler đã giảm 27% so với năm 2022. Trên TikTok, hàng trăm video cho thấy những phụ nữ trẻ có nhu cầu làm tan ở môi, hàm và dưới mắt. Các bác sĩ thẩm mỹ nổi tiếng như Roshan Ravindran đã phát triển một ngành nghề mới từ việc làm tan filler tiêm lỗi. Đây là kết quả của làn sóng lạm dụng chất làm đầy bùng nổ vào khoảng năm 2019.

"Xu hướng làm đẹp tự nhiên đang trở lại, nhiều người không còn muốn có khuôn mặt căng đầy từng phổ biến 5-7 năm trước. Giờ đây họ hiểu rằng mọi thứ cần hài hòa và nhẹ nhàng hơn", tiến sĩ Ravindran cho biết.

Nhận thức của người dân cũng tăng lên kể từ hàng loạt sự cố do việc lạm dụng thẩm mỹ và tiêm filler. Vào tháng 9, giới chức y tế ghi nhận Alice Webb, 33 tuổi, là ca đầu tiên tử vong do nâng mông kiểu Brazil bằng filler.

Các tổ chức cộng đồng như Save Face, liên tục kêu gọi giới chức giám sát chặt chẽ hơn ngành công nghiệp này. Tại Anh, người tiêm chất làm đầy không cần có chứng chỉ y tế. Đây cũng là một dịch vụ không cần chỉ định của bác sĩ.

Một số bác sĩ đã nhấn mạnh rủi ro (hiếm gặp), chẳng hạn tắc mạch máu, khi tiêm chấy làm đầy bởi những người thiếu kinh nghiệm. Nghiên cứu năm 2023 của Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm Mỹ Anh (BAAPS) cho thấy nhiều bệnh nhân dưới 50 tuổi lo lắng về tác hại của filler.

Theo tiến sĩ Tamara Griffiths, chủ tịch Hiệp hội Da liễu Anh, thị trường thay đổi khiến thủ thuật này trở nên bình thường.

"Tiêm chút filler, nếu không thích, bạn lại tiêm tan. Nhưng khác với cắt tóc và cắt móng tay, đây là các thủ thuật xâm lấn. Dù xâm lấn tối thiểu, chúng vẫn để lại rủi ro", tiến sĩ Griffiths nói.

Tiến sĩ Sophie Shotter, một bác sĩ thẩm mỹ ở Harley Street, thành viên hội đồng Đại học Y học Thẩm mỹ Anh, cho rằng ngành công nghiệp đang thiếu sự giám sát. Bà ví nó với "miền tây hoang dã", khi các thẩm mỹ viện với dịch vụ này mọc lên như nấm, thuộc vào vùng xám của y học. Kể từ năm 2021, việc tiêm filler cho người dưới 18 tuổi là bất hợp pháp ở Anh. Tuy nhiên, Scotland, Wales hoặc Bắc Ireland không có lệnh cấm tương tự. Vì vậy, trẻ em tại Anh có thể tự do đến những nơi khác để làm dịch vụ.

"Không chỉ chuyên gia thẩm mỹ và bác sĩ tiêm filler. Giờ đây, huấn luyện viên cá nhân, giáo viên hay bất kỳ ai cũng tiêm filler cho người khác. Thủ thuật này được coi như làm móng. Nó có sẵn ở mọi góc phố. Vì vậy, tất nhiên, người tiêu dùng coi nhẹ việc sử dụng", tiến sĩ Shotter cho biết.

Faye Winter, người có tầm ảnh hưởng (infliencer) cho biết lần đầu cô tiêm môi là năm 21 tuổi, do y tá thực hiện. Cô chỉ tiêm khoảng 0,5 ml filler. Tuy nhiên, đến lần tiêm thứ hai, Winter tùy tiện tìm một cơ sở thẩm mỹ trên Instagram. Chuyên viên tiêm filler từng tham gia khóa học một ngày khi còn làm việc ở cửa hàng ăn nhanh.

"Chi phí rất rẻ. Khi làm môi cho tôi, chuyên viên đó đang chuẩn bị đi chơi đêm. Tôi ngồi ở phòng ăn trong nhà cô ấy, ngửa đầu ra sau để tiêm. Cô ấy vừa tiêm môi cho tôi vừa uống rượu. Khi ấy, tôi nghĩ điều này hoàn toàn bình thường", Winter kể lại.
Ngành công nghiệp mỹ phẩm không phẫu thuật ở Anh trị giá ít nhất 3,6 tỷ bảng. Trong 2.100 khiếu nại về tiêm filler mà Save Face nhận được năm ngoái, một lượng lớn liên quan đến nhân viên spa, thợ làm tóc và những người không chuyên mà khách hàng tìm thấy trên mạng xã hội.

Đến khi gặp biến chứng hoặc cảm thấy môi, má căng mọng không còn hợp thời, khách hàng lại ráo riết đi tìm cơ sở tiêm tan filler. Chi phí dao động từ 60 bảng đến hàng nghìn bảng Anh.

Trên lý thuyết, quá trình làm tan filler nghe tương đối đơn giản. Chuyên viên sẽ tiêm hyaluronidase, một loại enzyme có khả năng phân hủy axit hyaluronic, vào vùng thích hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, biến chứng đôi khi vẫn xảy ra. Có thể mất vài tuần hoặc vài buổi trị liệu, filler mới tan hoàn toàn.

"Hyaluronidase cũng giống như bất kỳ sản phẩm nào - bạn có thể bị dị ứng với nó", tiến sĩ Griffiths nói.

Trong một số trường hợp, hyaluronidase phân hủy axit hyaluronic bổ sung tự nhiên có trong da. Các bệnh nhân tiêm quá nhiều có thể bị hấp thụ mô, tức là vùng da "ngập" trong chất này, để lại khuyết tật mô mềm.

"Vì vậy, thông điệp chính của tôi là: đừng tiêm filler trừ khi bạn thực sự cần, và đừng tiêm hyaluronidase trừ khi có chỉ định lâm sàng rõ ràng", tiến sĩ Griffiths nhận định.

Trong nghiên cứu công bố vào tháng 4, một nhóm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã phát hiện "hội chứng hậu hyaluronidase". Theo khảo sát, 18% trên 90 bệnh nhân cảm thấy không hài lòng sau khi làm thủ thuật này. Gương mặt họ có thay đổi tiêu cực, chẳng hạn bị lõm vùng da.

"Về cơ bản, gương mặt họ sẽ bị xệ sau khi tiêm tan, nếu trước đó đã sử dụng lượng lớn chất làm căng da", nghiên cứu nêu rõ.

Ngày càng nhiều phụ nữ đang sống với hậu quả khủng khiếp khi tiêm tan filler bị lỗi. Trên Facebook và Reddit, hàng nghìn phụ nữ chia sẻ những câu chuyện có phần "kinh dị". Lana Hristovski, 49 tuổi, sống ở Victoria, Australia, tiêm tan filler năm 2015. Hậu quả, má và môi cô bị lõm, vùng dưới mắt trũng sâu.

Bản đồ