Tuổi trung niên mới lần đầu làm mẹ

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuổi trung niên mới lần đầu làm mẹ

Tuổi trung niên mới lần đầu làm mẹ
TP HCMChị Hoài gần 40 tuổi mới kết hôn, buồng trứng cạn kiệt, điều trị vô sinh nhiều lần thất bại, may mắn có con nhờ phôi duy nhất thụ tinh ống nghiệm.

"Hành trình làm mẹ khi lớn tuổi không dễ dàng", chị Hoài cho hay.

Sau lần đầu mang thai tự nhiên nhưng sảy ở tuần 14, chị Hoài phải phẫu thuật cắt nhau bám chặt và tách dính buồng tử cung. Sau đó vợ chồng chị muốn có con bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), song 3 lần thất bại. Khi chuyển sang thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), hầu hết phôi tạo ra ngừng phát triển ở giai đoạn sớm, chỉ còn 2 phôi ngày 3 nhưng không đậu thai.

Giữa năm ngoái, họ đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM (IVF Tâm Anh TP HCM). Ở tuổi 41, dự trữ buồng trứng của chị Hoài gần cạn kiệt, chỉ số AMH chỉ còn 0.7 ng/mL, siêu âm hai bên buồng trứng chỉ còn vài nang noãn (trứng).

ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm, cho hay người bệnh có tiền căn phôi ngừng phát triển sớm, có thể do chất lượng noãn bất thường. "Song còn noãn là còn hy vọng có con của chính mình", bác sĩ Như an ủi.
Bác sĩ xây dựng phác đồ dùng thuốc kích thích buồng trứng với liều lượng phù hợp cho chị Hoài, mục tiêu là giúp số lượng noãn hiện hữu phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Chị Hoài sử dụng thuốc kéo dài 8-10 ngày, thường xuyên siêu âm theo dõi sự phát triển của nang noãn. Kết quả chọc hút được 7 noãn trưởng thành.

Chuyên viên phôi học lựa chọn tinh trùng đủ điều kiện, tiêm vào mỗi bào tương noãn để tăng tỷ lệ thụ tinh thành công. Phôi được nuôi cấy trong hệ thống tủ động học tối ưu mọi điều kiện về độ pH, khí, độ ẩm... đặt bên trong hệ thống phòng "lab-trong-lab" siêu sạch. Chuyên viên phôi học quan sát toàn diện quá trình phát triển của phôi qua hệ thống camera, kết quả nuôi cấy được 3 phôi ngày 5.

Toàn bộ phôi được sàng lọc di truyền tiền làm tổ nhằm giảm nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể dẫn đến giảm tỷ lệ IVF thành công, tăng dị tật thai nhi và các biến chứng thai kỳ như sảy thai, sinh non... Chuyên viên phôi học trích khoảng 6-10 tế bào ở phần lá nuôi của phôi (phần sẽ phát triển thành bánh nhau) để sinh thiết, chọn ra được phôi duy nhất không mang bất thường di truyền.
Nếu lần này chuyển phôi thất bại, vợ chồng chị Hoài phải điều trị IVF lại từ đầu, tốn kém chi phí, ảnh hưởng tâm lý và thể chất, tỷ lệ thành công thấp hơn. Do đó, bác sĩ Như chuẩn bị kỹ lưỡng nội mạc tử cung, nội soi buồng tử cung người bệnh để kiểm tra nguy cơ tái dính. Khi niêm mạc tử cung chị Hoài đủ điều kiện, bác sĩ đặt phôi vào vị trí thuận lợi, giúp phôi bám chặt, làm tổ thành công. Chị Hoài đậu thai, giữa tháng trước sinh con trai khỏe mạnh, nặng hơn 3 kg.

Theo bác sĩ Như, tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Từ độ tuổi 30, số lượng trứng bắt đầu suy giảm, tốc độ giảm nhanh hơn khi bước vào độ tuổi 35-40, cho đến khi mãn kinh thì cạn kiệt hoàn toàn. Sự thay đổi của nội tiết khiến số trứng già còn lại dễ tích tụ các nhiễm sắc thể bất thường, dễ gặp lỗi hơn trong quá trình phân chia, tăng nguy cơ dị tật thai nhi như hội chứng Down, Edwards... hoặc các biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non...

Bác sĩ Như khuyến cáo phụ nữ nên kết hôn và sinh đủ con trước tuổi 35. Trường hợp trì hoãn sinh con có thể trữ noãn để bảo tồn khả năng sinh sản, giúp chủ động thời điểm sinh con khỏe mạnh. Phụ nữ lớn tuổi khi điều trị IVF nên sinh thiết sàng lọc phôi tiền làm tổ để hạn chế nguy cơ dị tật thai, sinh con khỏe mạnh.

Bản đồ