Sau bữa lòng lợn, người đàn ông phải cắt cụt bàn chân, ngón tay

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau bữa lòng lợn, người đàn ông phải cắt cụt bàn chân, ngón tay

Đông Trùng Hạ Thảo Bhutan Loại Super A Bán Tại Hà Nội

Chuyên Bán Đông Trùng Hạ Thảo Loại Hảo Hạng Nhất Bhutan

Địa chỉ: 61 Văn Chương, ĐỐng Đa, Hà Nội

Tel: 0363857742

 

Sau bữa lòng lợn, người đàn ông phải cắt cụt bàn chân, ngón tay

(Dân trí) - Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máu…
Vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân nam Đ.V.T., 39 tuổi, đến từ Nghệ An. Bệnh nhân T. có tiền sử bị gout phát hiện cách đây 7 năm và điều trị thuốc không thường xuyên. Bệnh nhân có sở thích hay ăn nem, chạo, thịt lợn sống.

4 ngày trước khi nhập viện, gia đình bệnh nhân có mua lòng lợn ở ngoài chợ về ăn. Bệnh nhân có ăn miếng dồi lợn. Một ngày sau, bệnh nhân xuất hiện sốt 39-40 độ, mệt nhiều.

Sau đó bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư, được chẩn đoán sốt virus, kê đơn hạ sốt nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân còn xuất hiện thêm các ban toàn thân.


Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt. Anh T. được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Theo ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máu…

Hiện tại, bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch. Tuy nhiên các đầu chi ngón tay, ngón chân đã bị hoại tử.

Bệnh nhân tiếp tục được chuyển sang Khoa Ngoại chấn thương, chỉnh hình và thần kinh cột sống, để phẫu thuật tháo khớp các chi hoại tử ở tay và chân.

Bác sĩ Phạm Văn Tỉnh, Khoa Ngoại chấn thương, chỉnh hình và thần kinh cột sống cho biết: "Sau khi hội chẩn, bệnh nhân đã được tiến hành mổ cấp cứu để loại bỏ phần hoại tử. Sau 3 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ 2 bàn chân và phần ngón tay ở 2 bàn tay. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đã được chuyển trở lại Khoa Hồi sức tích cực để điều trị tiếp. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã tiến triển tốt".

BS Phạm Văn Phúc cho hay, bệnh liên cầu lợn lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín.

Do đó, không chỉ ăn tiết canh mà ngay cả khi giết mổ, chế biến lợn không tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn, cũng có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Theo chuyên gia này, nhiễm khuẩn liên cầu lợn có nhiều thể bệnh nhưng có 2 thể chính là: thể nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Với thể nhiễm trùng huyết, bệnh sẽ diễn biến rất nhanh và nặng. Bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng rối loạn đa cơ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

Thể thứ hai là viêm màng não, thường tiên lượng điều trị sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có những biến chứng về lâu dài như liệt, các di chứng về mặt thần kinh.

"Bệnh trở nặng rất nhanh, chỉ vài giờ sau khi có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc nổi các ban trên người. Điều trị bệnh liên cầu lợn cũng rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở Khoa Hồi sức tích cực trong vài tuần.

Thậm chí, nếu nhập viện khi đã nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử da, đầu tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể như điếc tai, ngón tay phải cắt cụt", BS Phúc nhấn mạnh.

Để phòng bệnh liên cầu lợn, BS Phúc khuyến cáo, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Đặc biệt phải nấu chín thịt lợn khi ăn. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

 

Bản đồ