Cho trẻ ăn dặm thế nào

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức

Thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi nguy hiểm thế nào

  • Mô tả

    Thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi nguy hiểm thế nào

    Thịt lợn nhiễm dịch tả heo châu Phi không chỉ chứa mầm bệnh dịch tả, mà còn có thể bị nhiễm thêm các loại vi khuẩn hoặc bệnh khác.

     

    Ngày 8/7, Công an Hà Nội thông báo đã phát hiện thịt lợn dương tính với dịch tả châu Phi bị giết mổ trái phép và tuồn vào các chợ, quán ăn trên địa bàn. Theo đánh giá, sự việc rất nghiêm trọng, thể hiện sự xem thường pháp luật và sức khỏe cộng đồng của nhóm đối tượng.

     

    Dịch tả heo châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm chỉ xảy ra ở lợn, bao gồm lợn nhà và lợn rừng. Virus gây bệnh (ASFV) có khả năng lây lan cực nhanh và gây tỷ lệ tử vong gần như 100% ở lợn bị nhiễm.

     

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết virus tả heo châu Phi tồn tại lâu trong môi trường và dễ lây lan qua hô hấp lẫn tiêu hóa giữa các con lợn. Người tiếp xúc với chuồng trại, xe vận chuyển hoặc thực phẩm từ lợn bệnh có thể phát tán virus.

     

    Người nuôi thường khó phát hiện lợn nhiễm bệnh sớm, dễ khiến dịch lây sang cả đàn. Lợn mắc tả còn dễ nhiễm thêm các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Dù đã nấu chín, độc tố vẫn còn lại trong thịt. Khi ăn phải, người dùng có thể bị tiêu chảy, nôn, thậm chí sốc nhiễm trùng máu, có thể tử vong.

     

    Mặt khác, thịt lợn ốm, chết có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng khác (như giun sán, khuẩn Salmonella, E.coli) gây ngộ độc hoặc các bệnh tiêu hóa nguy hiểm cho người.

    Tương tự, bác sĩ Lê Văn Thiệu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết nhiều loại virus ở lợn không lây trực tiếp qua đường tiêu hóa nhưng có thể lây gián tiếp qua tay hoặc dụng cụ chế biến không sạch.

     

    Độc tố như histamine, endotoxin, mycotoxin vẫn tồn tại dù nấu ở 100°C. Khi ăn phải, dễ bị ngộ độc cấp với dấu hiệu nôn dữ dội, đau bụng, tiêu chảy, sốt cao, tụt huyết áp. Trường hợp nặng có thể dẫn tới sốc và tử vong.

     

    Tiếp xúc lâu dài với lượng nhỏ độc tố sẽ gây tổn thương gan, thận, hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ ung thư. Thịt chứa chất độc thường không thay đổi màu sắc hoặc mùi vị, làm người dùng mất cảnh giác.

    Cách nhận biết thịt lợn tươi ngon

     

    Theo ông Thịnh, nhận biết thịt lợn thật sự sạch phải xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng. Nếu khâu nào bị bỏ qua, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

     

    Người mua nên kiểm tra độ đàn hồi: ấn ngón tay vào thịt rồi buông ra, nếu đàn hồi nhanh, màu đỏ hồng là thịt tươi. Thớ thịt nhão, da dày là lợn nái, lớp mỡ vàng là lợn bệnh. Nếu thịt bị bơm nước hoặc có chất tạo nạc, bề mặt không đàn hồi, miếng cắt dễ mềm nhũn, có nước chảy ra.

     

    Thịt tươi thường chắc, khi thái không chảy nước. Màu sắc thịt phải hồng tươi hoặc đỏ nhạt, phần mỡ sáng màu, thớ thịt mềm mại. Thịt ôi có màu xỉn, khi sờ thấy nhớt, tủy tách rời khỏi ống xương, màu nâu hoặc xám, có thể có đốm đỏ trên da.

     

    Thịt mới có mùi đặc trưng, không tanh, không hôi. Lớp bì dày từ 1,5-2 cm, các thớ nạc gắn chặt nhau. Thịt hỏng thường bị tẩm hàn the, muối diêm, tạo cảm giác tươi giả tạo nhưng bên trong lại nhũn, chảy dịch, có mùi, độ đàn hồi kém.

     

    Khi mua, người tiêu dùng nên quan sát kỹ màu sắc, mùi vị, độ đàn hồi của thịt để nhận biết và chọn thực phẩm an toàn.

     

    Cách nhận biết thịt lợn tươi ngon

     

    Theo ông Thịnh, nhận biết thịt lợn thật sự sạch phải xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng. Nếu khâu nào bị bỏ qua, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

     

    Người mua nên kiểm tra độ đàn hồi: ấn ngón tay vào thịt rồi buông ra, nếu đàn hồi nhanh, màu đỏ hồng là thịt tươi. Thớ thịt nhão, da dày là lợn nái, lớp mỡ vàng là lợn bệnh. Nếu thịt bị bơm nước hoặc có chất tạo nạc, bề mặt không đàn hồi, miếng cắt dễ mềm nhũn, có nước chảy ra.

     

    Thịt tươi thường chắc, khi thái không chảy nước. Màu sắc thịt phải hồng tươi hoặc đỏ nhạt, phần mỡ sáng màu, thớ thịt mềm mại. Thịt ôi có màu xỉn, khi sờ thấy nhớt, tủy tách rời khỏi ống xương, màu nâu hoặc xám, có thể có đốm đỏ trên da.

     

    Thịt mới có mùi đặc trưng, không tanh, không hôi. Lớp bì dày từ 1,5-2 cm, các thớ nạc gắn chặt nhau. Thịt hỏng thường bị tẩm hàn the, muối diêm, tạo cảm giác tươi giả tạo nhưng bên trong lại nhũn, chảy dịch, có mùi, độ đàn hồi kém.

     

    Khi mua, người tiêu dùng nên quan sát kỹ màu sắc, mùi vị, độ đàn hồi của thịt để nhận biết và chọn thực phẩm an toàn.

     

  • Hỗ trợ

    Hotline: Mr Hải: 0363857742 

    Thống kê truy cập

    Cho trẻ ăn dặm thế nào

    Cho trẻ ăn dặm thế nào
    Ngoài sữa mẹ, trẻ 6 tháng tuổi nên ăn dặm một bữa mỗi ngày, có thể làm quen với thực phẩm có đủ 4 chất dinh dưỡng.

    Ăn dặm là cho trẻ ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ, thường bắt đầu lúc 6 tháng tuổi. Trước 6 tháng, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nếu trẻ ăn dặm có nguy cơ cao rối loạn tiêu hóa, dị ứng thực phẩm.

    Chuyên viên dinh dưỡng Đỗ Thị Lan, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thời điểm ăn dặm, cơ thể trẻ cần nhiều năng lượng, vitamin, khoáng chất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm như ngồi vững, kiểm soát tốt đầu cổ, hào hứng khi thấy thức ăn hoặc nhìn người khác ăn, với tay lấy đồ ăn, đưa đồ vật lên miệng, thường xuyên nhai.

    Bữa ăn của trẻ phải cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm tinh bột (ngũ cốc nguyên hạt, bột gạo, bánh phở...) giúp cung cấp năng lượng, chiếm khoảng 50% khẩu phần ăn. Nhóm chất đạm từ động và thực vật bổ sung các loại protein, axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Nhóm chất béo từ dầu, bơ, mỡ động vật hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K, phát triển não bộ. Nhóm cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất từ nguồn rau xanh, trái cây tươi.

    Khi mới bắt đầu, mẹ có thể cho bé tập ăn một bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 1-2 thìa cà phê cháo loãng (tỷ lệ 1:10), thịt gà, lợn, cá, rau củ quả xay nhuyễn hoặc trái cây nghiền. Những thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo, bí đỏ, khoai lang, táo, lê. Nếu bé thích thú, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn mỗi bữa lên 30-50 ml một lần, đến khi bé có thể ăn được 50-100 ml.

    Từ 7 tháng, mẹ có thể tăng thêm một bữa cho đến khi trẻ có thể ăn được ba bữa mỗi ngày. Thức ăn tăng dần độ sệt hoặc từ lỏng chuyển sang đặc để bé làm quen với hoạt động nhai, nuốt. Giai đoạn này bé có thể tập ăn thêm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai.

    Giai đoạn 10-12 tháng tuổi, bé có thể ăn được 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ mỗi ngày. Lượng ăn đạt khoảng 200-250 ml mỗi bữa. Thực đơn đa dạng hơn với cháo đặc, cơm nát, bún phở, cá thịt, trứng, đậu phụ, rau củ quả... Mẹ có thể cho bé tập cầm nắm thức ăn mềm cắt khúc đã được hấp, luộc, nấu chín nếu bé hợp tác.
    Lượng ăn dặm, cách cho bé ăn phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng hợp tác của bé, thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm là từ lỏng đến đặc, ít đến nhiều. Mẹ cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ trong thời gian đầu để bé làm quen. Tránh cho bé ăn quá nhiều trong một bữa để hệ tiêu hóa có thời gian thích nghi.

    Trong năm đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính giúp trẻ phát triển. Nếu bé nhăn nhó, nhè ra thức ăn, ngậm miệng, quấy khóc, không hợp tác... tốt nhất nên tạm dừng ăn dặm.

    Thực phẩm nên chọn loại tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh đồ chế biến sẵn hoặc bảo quản lâu ngày. Ba mẹ nên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn. Dụng cụ làm bếp, chế biến và đựng thức ăn cho bé cần được vệ sinh sạch sẽ, cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát. Thức ăn sau khi nấu cần cho bé ăn ngay trong vòng hai giờ.

    Thực đơn đa dạng, khẩu phần mỗi bữa cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Nếu có cá, tôm, phụ huynh hãy gỡ hết xương, vỏ, râu cứng để tránh bé bị hóc. Bổ sung thêm thực phẩm tạo màu sắc tự nhiên giúp kích thích thị giác, hấp dẫn trẻ. Ba mẹ nên ngồi cùng bé, khuyến khích trẻ ăn, tránh tạo thói quen vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hoặc chơi đồ chơi gây mất tập trung.

    Không cho trẻ ăn bánh ăn dặm, uống nước ngọt, nước ép trái cây hoặc sữa trước bữa ăn. Khi cho bé ăn thực phẩm mới, mẹ chỉ nên cho bé thử một loại mỗi lần, kéo dài khoảng 3-5 ngày để theo dõi phản ứng dị ứng hoặc không dung nạp. Thường xuyên theo dõi phân của bé để đánh giá khả năng tiêu hóa.

    Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu dị ứng thực phẩm (nổi mẩn đỏ, ngứa, nôn, khó thở...) hoặc chậm tăng cân, có vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, phụ huynh nên ngừng cho bé ăn. Cha mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ hướng dẫn xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp.

    Bản đồ