Bong gân - dongtrunghathaothiennhien.com

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bong gân

Bong gân
Bong gân là tình trạng tổn thương dây chằng (các mô liên kết xương với xương) khi dây chằng bị kéo giãn hoặc rách do chấn thương.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CK1 Lâm Nguyễn Thùy An, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.

Các vị trí bong gân phổ biến

- Cổ chân.

- Đầu gối.

- Cổ tay.

Xử lý bong gân thế nào?

Ngay sau khi bị bong gân, việc xử lý kịp thời tại nhà rất quan trọng để giảm thiểu tổn thương và thúc đẩy quá trình hồi phục.

Phương pháp R.I.C.E được khuyến nghị:

- Rest (Nghỉ ngơi): Tránh hoạt động gây áp lực lên khu vực bị bong gân để ngăn ngừa tổn thương thêm.

- Ice (Chườm đá): Chườm túi đá lên vùng bị thương trong 15-20 phút mỗi 2-3 giờ trong 48 giờ đầu để giảm sưng và đau.

- Compression (Băng ép): Sử dụng băng thun để băng khu vực bị thương, giúp giảm sưng.

- Elevation (Nâng cao): Nâng cao vùng bị thương cao hơn mức tim (mỗi khi có thể) để giảm sưng.

Các mức độ bong gân và triệu chứng

Bong gân được chia thành 3 độ dựa trên mức độ tổn thương dây chằng và biểu hiện lâm sàng.

- Bong gân độ 1: Dây chằng bị kéo giãn nhẹ nhưng không rách. Không có sự mất ổn định khớp.

Triệu chứng: Sưng, đau nhẹ. Không hoặc chỉ có bầm tím ít. Vận động khớp hầu như bình thường, dù có thể cảm thấy khó chịu.
Điều trị: Áp dụng phương pháp R.I.C.E (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, nâng cao). Hồi phục trong 1-2 tuần.
- Bong gân độ 2: Dây chằng bị rách một phần. Mất ổn định khớp, nhưng khớp vẫn có thể hoạt động.

Triệu chứng: Sưng vừa đến nhiều, đau rõ rệt. Bầm tím xuất hiện nhanh và lan rộng. Hạn chế vận động, đau khi di chuyển khớp.
Điều trị: Kết hợp phương pháp R.I.C.E và dùng thuốc giảm đau, chống viêm. Có thể cần nẹp khớp hoặc bó bột. Thời gian hồi phục kéo dài từ 3-6 tuần.
Bong gân độ 3: Dây chằng bị rách hoàn toàn hoặc đứt hoàn toàn. Khớp mất ổn định nghiêm trọng.

Triệu chứng: Sưng to, đau dữ dội. Bầm tím nhiều, có thể kèm biến dạng khớp. Khả năng vận động khớp gần như mất hoàn toàn.
Điều trị: Có thể cần phẫu thuật để tái tạo dây chằng. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật với vật lý trị liệu. Thời gian hồi phục kéo dài từ vài tháng đến hơn 1 năm.
Chẩn đoán

Phân độ bong gân chỉ là đánh giá ban đầu. Việc chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cần sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, các xét nghiệm như X-quang, MRI hoặc siêu âm khớp có thể cần thiết để xác định mức độ tổn thương.
Khi nào nên khám bác sĩ?

Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, nếu có các dấu hiệu sau:

- Đau nghiêm trọng hoặc không thể chịu đựng.
- Không thể chịu trọng lượng lên khu vực bị thương.

- Biến dạng rõ ràng hoặc nghi ngờ gãy xương.

- Tê hoặc mất cảm giác ở khu vực bị thương.

Các phương pháp điều trị

- Y học hiện đại:

Thuốc giảm đau và chống viêm: Sử dụng thuốc như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau và viêm.
Vật lý trị liệu: Sau giai đoạn cấp tính, các bài tập phục hồi chức năng giúp khôi phục phạm vi vận động và sức cơ.
Phẫu thuật: Trong trường hợp bong gân nghiêm trọng với dây chằng bị rách hoặc đứt hoàn toàn hoặc không đáp ứng với điều trị bảo tồn, phẫu thuật có thể được xem xét.
- Y học cổ truyền:

Thuốc uống:
Các thảo dược như đương quy, xuyên khung, hồng hoa và ngưu tất được sử dụng để hoạt huyết, giảm đau và sưng.
Các bài thuốc như Quyên tý thang, Đương quy hoạt huyết thang, Thân thống trục ứ thang, Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang...
Thuốc dùng ngoài:
Bài thuốc đắp từ 50 g lá ngải cứu, lá đau xương và lá bạc thau trộn với rượu hoặc giấm giã nhuyễn rồi đắp lên vùng bị thương.
Lưu ý chỉ sử dụng đối với vết thương kín, không dùng lên vết thương hở, rách da. Không nên dùng phương pháp chườm nóng để tác động vào vùng bị bong gân bởi nhiệt độ nóng sẽ khiến cho dây chằng bị tổn thương nặng nề hơn.
Khi nào hỗn hợp lá khô thì hãy thay lá khác. Áp dụng biện pháp này liên tục trong vòng từ 3 đến 5 ngày.
Châm cứu vào các huyệt đạo theo công thức huyệt phù hợp để giảm đau, giảm sưng và thúc đẩy tuần hoàn khí huyết.
Tập vật lý trị liệu: Các bài tập nhẹ nhàng giúp phục hồi phạm vi vận động và tăng cường sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa cứng khớp và tái phát chấn thương.
Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong điều trị bong gân có thể mang lại hiệu quả tối ưu, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng và phục hồi chức năng tốt hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y học cổ truyền trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bản đồ