5 bệnh truyền nhiễm gây rụng tóc

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức

Thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi nguy hiểm thế nào

  • Mô tả

    Thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi nguy hiểm thế nào

    Thịt lợn nhiễm dịch tả heo châu Phi không chỉ chứa mầm bệnh dịch tả, mà còn có thể bị nhiễm thêm các loại vi khuẩn hoặc bệnh khác.

     

    Ngày 8/7, Công an Hà Nội thông báo đã phát hiện thịt lợn dương tính với dịch tả châu Phi bị giết mổ trái phép và tuồn vào các chợ, quán ăn trên địa bàn. Theo đánh giá, sự việc rất nghiêm trọng, thể hiện sự xem thường pháp luật và sức khỏe cộng đồng của nhóm đối tượng.

     

    Dịch tả heo châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm chỉ xảy ra ở lợn, bao gồm lợn nhà và lợn rừng. Virus gây bệnh (ASFV) có khả năng lây lan cực nhanh và gây tỷ lệ tử vong gần như 100% ở lợn bị nhiễm.

     

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết virus tả heo châu Phi tồn tại lâu trong môi trường và dễ lây lan qua hô hấp lẫn tiêu hóa giữa các con lợn. Người tiếp xúc với chuồng trại, xe vận chuyển hoặc thực phẩm từ lợn bệnh có thể phát tán virus.

     

    Người nuôi thường khó phát hiện lợn nhiễm bệnh sớm, dễ khiến dịch lây sang cả đàn. Lợn mắc tả còn dễ nhiễm thêm các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Dù đã nấu chín, độc tố vẫn còn lại trong thịt. Khi ăn phải, người dùng có thể bị tiêu chảy, nôn, thậm chí sốc nhiễm trùng máu, có thể tử vong.

     

    Mặt khác, thịt lợn ốm, chết có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng khác (như giun sán, khuẩn Salmonella, E.coli) gây ngộ độc hoặc các bệnh tiêu hóa nguy hiểm cho người.

    Tương tự, bác sĩ Lê Văn Thiệu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết nhiều loại virus ở lợn không lây trực tiếp qua đường tiêu hóa nhưng có thể lây gián tiếp qua tay hoặc dụng cụ chế biến không sạch.

     

    Độc tố như histamine, endotoxin, mycotoxin vẫn tồn tại dù nấu ở 100°C. Khi ăn phải, dễ bị ngộ độc cấp với dấu hiệu nôn dữ dội, đau bụng, tiêu chảy, sốt cao, tụt huyết áp. Trường hợp nặng có thể dẫn tới sốc và tử vong.

     

    Tiếp xúc lâu dài với lượng nhỏ độc tố sẽ gây tổn thương gan, thận, hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ ung thư. Thịt chứa chất độc thường không thay đổi màu sắc hoặc mùi vị, làm người dùng mất cảnh giác.

    Cách nhận biết thịt lợn tươi ngon

     

    Theo ông Thịnh, nhận biết thịt lợn thật sự sạch phải xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng. Nếu khâu nào bị bỏ qua, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

     

    Người mua nên kiểm tra độ đàn hồi: ấn ngón tay vào thịt rồi buông ra, nếu đàn hồi nhanh, màu đỏ hồng là thịt tươi. Thớ thịt nhão, da dày là lợn nái, lớp mỡ vàng là lợn bệnh. Nếu thịt bị bơm nước hoặc có chất tạo nạc, bề mặt không đàn hồi, miếng cắt dễ mềm nhũn, có nước chảy ra.

     

    Thịt tươi thường chắc, khi thái không chảy nước. Màu sắc thịt phải hồng tươi hoặc đỏ nhạt, phần mỡ sáng màu, thớ thịt mềm mại. Thịt ôi có màu xỉn, khi sờ thấy nhớt, tủy tách rời khỏi ống xương, màu nâu hoặc xám, có thể có đốm đỏ trên da.

     

    Thịt mới có mùi đặc trưng, không tanh, không hôi. Lớp bì dày từ 1,5-2 cm, các thớ nạc gắn chặt nhau. Thịt hỏng thường bị tẩm hàn the, muối diêm, tạo cảm giác tươi giả tạo nhưng bên trong lại nhũn, chảy dịch, có mùi, độ đàn hồi kém.

     

    Khi mua, người tiêu dùng nên quan sát kỹ màu sắc, mùi vị, độ đàn hồi của thịt để nhận biết và chọn thực phẩm an toàn.

     

    Cách nhận biết thịt lợn tươi ngon

     

    Theo ông Thịnh, nhận biết thịt lợn thật sự sạch phải xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng. Nếu khâu nào bị bỏ qua, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

     

    Người mua nên kiểm tra độ đàn hồi: ấn ngón tay vào thịt rồi buông ra, nếu đàn hồi nhanh, màu đỏ hồng là thịt tươi. Thớ thịt nhão, da dày là lợn nái, lớp mỡ vàng là lợn bệnh. Nếu thịt bị bơm nước hoặc có chất tạo nạc, bề mặt không đàn hồi, miếng cắt dễ mềm nhũn, có nước chảy ra.

     

    Thịt tươi thường chắc, khi thái không chảy nước. Màu sắc thịt phải hồng tươi hoặc đỏ nhạt, phần mỡ sáng màu, thớ thịt mềm mại. Thịt ôi có màu xỉn, khi sờ thấy nhớt, tủy tách rời khỏi ống xương, màu nâu hoặc xám, có thể có đốm đỏ trên da.

     

    Thịt mới có mùi đặc trưng, không tanh, không hôi. Lớp bì dày từ 1,5-2 cm, các thớ nạc gắn chặt nhau. Thịt hỏng thường bị tẩm hàn the, muối diêm, tạo cảm giác tươi giả tạo nhưng bên trong lại nhũn, chảy dịch, có mùi, độ đàn hồi kém.

     

    Khi mua, người tiêu dùng nên quan sát kỹ màu sắc, mùi vị, độ đàn hồi của thịt để nhận biết và chọn thực phẩm an toàn.

     

  • Hỗ trợ

    Hotline: Mr Hải: 0363857742 

    Thống kê truy cập

    5 bệnh truyền nhiễm gây rụng tóc

    5 bệnh truyền nhiễm gây rụng tóc
    Cúm, sốt xuất huyết, giang mai... gây rụng tóc, ảnh hưởng ngoại hình, có thể trở nặng gây tốn kém chi phí điều trị.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Quảng, Quản lý y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, việc rụng tóc ở mức độ nhẹ vẫn có thể khiến nam và nữ giới cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc giảm chất lượng sống. Một số bệnh truyền nhiễm dưới đây có thể dẫn đến rụng tóc, có thể chủ động phòng ngừa bằng nhiều biện pháp khác nhau:

    Sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết do virus Dengue lây truyền qua muỗi đốt. Một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ năm 2020, chỉ ra virus Dengue gây nhiễm trùng dai dẳng ở các tế bào nhú ở nang lông. Quá trình này làm xáo trộn chu kỳ phát triển của tóc, gây ra rụng tóc kéo dài ở những người mắc bệnh sốt xuất huyết. Một nghiên cứu trên tạp chí Science Directquan sát 97 bệnh nhân, có 55 bệnh nhân gặp các triệu chứng hậu sốt xuất huyết dai dẳng trong hai năm. Trong đó 13 người, 9,3% có dấu hiệu rụng tóc.

    Cúm

    Rụng tóc sau khi nhiễm cúm khá phổ biến. Các triệu chứng sốt, mệt mỏi do cúm có thể đưa cơ thể vào tình trạng căng thẳng từ đó dẫn đến rụng tóc. Ngoài ra, phản ứng miễn dịch do cúm kích hoạt có thể gây viêm, tổn thương nang lông dẫn đến tóc rụng nhiều hơn.

    Tình trạng rụng tóc do cúm thường không xuất hiện ngay khi mắc bệnh mà thường xuất hiện sau vài tuần, vài tháng kể từ khi khỏi bệnh, hết khi bắt đầu chu kỳ mọc tóc mới.
    Zona thần kinh

    Zona thần kinh còn gọi là bệnh giời leo, xảy ra do virus Varicella tái kích hoạt. Bệnh thường biểu hiện với các ban đỏ, mụn nước, bọng nước dọc theo đường phân bố của dây thần kinh ngoại biên. Nốt mụn nước zona mọc ở vùng đầu có thể gây rụng tóc từng mảng khi gãi hoặc chải tóc quá mạnh trong thời gian phát ban. Ngoài ra, phát ban zona thần kinh có thể phá hủy các tế bào mầm tóc khiến tóc không thể mọc mới, gây hói.

    Covid -19

    Các nghiên cứu chỉ ra khoảng 20% người mắc Covid-19 sẽ xuất hiện tình trạng rụng tóc tạm thời. Quá trình này thường bắt đầu vài tháng sau khi bệnh nhân khỏi bệnh. Tình trạng rụng tóc sau Covid-19 được quan sát thấy kéo dài vài tháng và tự khỏi không cần điều trị.

    Giang mai

    Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Quá trình bệnh phát triển có thể gây rụng tóc.

    Kiểu rụng tóc do giang mai thường không đặc trưng, có thể hói từng mảng hoặc kiểu sâu bướm ăn. Người bệnh giang mai thường gặp tình trạng rụng tóc ở giai đoạn thứ phát, khi vi khuẩn lan khắp cơ thể qua đường máu và gây phát ban. Tỷ lệ bị rụng tóc dao động khoảng 2,9%-7%. Nếu được điều trị thích hợp, người bệnh có thể khỏi rụng tóc trong vòng khoảng 3 tháng và không để lại sẹo.
    Phòng bệnh thế nào?

    Bác sĩ Quảng cho biết trong các bệnh kể trên, sốt xuất huyết, cúm, zona thần kinh, Covid-19 đã có vaccine phòng bệnh. Vaccine cúm có loại tứ giá, giúp phòng hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria). Mũi này chủng ngừa cho người từ 6 tháng tuổi, cần nhắc lại mỗi năm một mũi sau lịch tiêm cơ bản.

    Vaccine sốt xuất huyết đã có mặt tại Việt Nam từ nửa cuối tháng 9/2024, tiêm cho người từ 4 tuổi. Mũi tiêm giúp phòng 4 tuýp huyết thanh virus sốt xuất huyết, giúp bảo vệ cho người chưa mắc và phòng tái nhiễm cho người đã mắc, tránh biến chứng nặng.

    Loại ngừa zona thần kinh tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên và người từ 18 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao. Vaccine giúp phòng bệnh và giảm các biến chứng nguy hiểm như đau thần kinh sau zona, mù loa, viêm phổi, đột quỵ... Mọi người nên tiêm ngừa thủy đậu và zona thần kinh để nâng cao hiệu quả phòng bệnh.

    Bác sĩ Quảng cũng lưu ý, tình trạng rụng tóc có thể xuất hiện khi cơ thể căng thẳng. Do đó, bên cạnh tiêm ngừa phòng các tác nhân truyền nhiễm, người dân cần chú ý thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng dinh dưỡng và tăng cường rèn luyện thể dục thể thao.

    Bản đồ