Tài xế đột quỵ khi đang lái xe

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài xế đột quỵ khi đang lái xe

Tài xế đột quỵ khi đang lái xe
Tài xế 30 tuổi đang lái xe đột ngột méo miệng, nói đớ, được đồng nghiệp đưa vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não.

Ngày 13/11, BS.CK2 Diệp Trọng Khải, Trưởng Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP HCM, cho biết bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não giờ thứ hai, khi nhập viện đã bị liệt hoàn toàn nửa người trái, nói khó và méo miệng. Bệnh nhân còn trong "giờ vàng" chữa trị, được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) giúp tan cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.

Sau một ngày, tình trạng yếu liệt cải thiện gần như hoàn toàn, bệnh nhân có thể tự đi lại, nói rõ, hết méo miệng, chuẩn bị xuất viện.
Đột quỵ não gồm hai dạng là nhồi máu và xuất huyết. Trong đó, nhồi máu não chiếm tỷ lệ 85%. Trường hợp xuất huyết não chiếm 15% nhưng biến chứng nặng hơn, số tử vong cao.

Bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não không được can thiệp kịp thời sẽ hôn mê, ngừng thở nhanh chóng. Điều trị bằng phương pháp tiêu sợi huyết làm tan cục máu đông (gây tắc mạch máu não), không cần phẫu thuật hay can thiệp. Tuy nhiên, thuốc tiêu sợi huyết chỉ có tác dụng với người bệnh trong 4,5 giờ đầu khởi phát triệu chứng.

Để nhận biết các dấu hiệu tai biến mạch máu não, áp dụng nguyên tắc từ FAST (nhanh) khi kiểm tra bệnh nhân, tức là:

- Face (mặt): yêu cầu bệnh nhân cười hoặc nhe răng, một bên không cử động.

- Arm (tay): cánh tay một bên yếu hơn bên kia khi bệnh nhân giơ hai tay lên.

- Speech (lời nói): nói đớ líu lưỡi, dùng từ không thích hợp hoặc câm lặng.

- Time (thời gian): nếu nghi ngờ có một trong các triệu chứng trên, gọi cấp cứu 115 ngay và ghi nhớ thời gian triệu chứng bắt đầu xuất hiện để báo bác sĩ nhằm chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Bác sĩ khuyến cáo khi có người biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp (đau tức ngực, khó thở) hoặc đột quỵ não (méo miệng, đi lại khó khăn, yếu liệt, rối loạn ngôn ngữ, tri giác), cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh và tim mạch gần nhất để được can thiệp, cấp cứu kịp thời.

Bản đồ