Tại sao ung thư khó điều trị?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại sao ung thư khó điều trị?

Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan

Chuyên Bán Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan Tại Việt Nam. Free Ship Toàn Quốc

Tel: 0363857742

 

Tại sao ung thư khó điều trị?
Có hơn 200 loại ung thư khác nhau, vô số đột biến tồn tại, tế bào khả năng sống sót rất tốt... là nguyên nhân khiến bệnh khó điều trị.

Bác sĩ Trần Đức Cảnh, Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương, cho biết tại Việt Nam hiện tỷ lệ mắc mới ung thư tăng lên 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia) và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia), so với ghi nhận năm 2018. Ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư mỗi năm.

Sở dĩ ung thư khó điều trị do nhiều nguyên nhân sau:

Ung thư không phải là một căn bệnh duy nhất

Ung thư không phải một căn bệnh cụ thể mà là thuật ngữ chung cho hơn 200 bệnh khác nhau. Mỗi loại ung thư chính lại có nhiều nhóm nhỏ, mang các đặc điểm di truyền và phân tử khác nhau. Nguyên nhân do ung thư phát triển từ tế bào của cơ thể nên các tế bào ung thư cũng đa dạng như chính các tế bào của cơ thể chúng ta.

Vô số đột biến tồn tại

Nguyên nhân của ung thư là đột biến vật liệu di truyền của tế bào, cụ thể là ADN. Bệnh hình thành từ sự tích tụ của các đột biến ADN và khi phát triển thì sẽ càng có nhiều đột biến khác nhau xuất hiện.

Điều này có nghĩa hai người mắc cùng một loại ung thư nhưng có thể do xuất phát từ các đột biến khác nhau. Những loại phổ biến hơn sẽ được nghiên cứu nhiều hơn để tìm phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, với những loại đột biến hiếm gặp thì những phương pháp điều trị này lại ít hoặc không có tác dụng. "Do đó, một loại thuốc có tác dụng với bệnh nhân ung thư này nhưng lại có thể không tác dụng với bệnh nhân khác", bác sĩ cho hay.

Các tế bào ung thư trong một khối u không giống nhau

Các tế bào ung thư trong một khối u không giống nhau, có thể có những đột biến khác nhau, các đột biến mới xuất hiện khác với đột biến ban đầu. Do vậy, một phương pháp điều trị có thể tiêu diệt tất cả một loại tế bào giống nhau trong khối u nhưng những tế bào khác sẽ kháng thuốc và tiếp tục tồn tại sau quá trình điều trị, phát triển tăng số lượng. Đây là lý do khiến nếu không được phát hiện sớm, ung thư sẽ di căn sang những cơ quan khác trong cơ thể, làm xuất hiện nhiều đột biến mới hay những dòng tế bào ung thư mới, tồn tại trong máu và tiếp tục di căn.

Phương pháp điều trị cuối cùng có thể không còn hiệu quả

Các đột biến gene mà tế bào ung thư có được theo thời gian thay đổi cách thức hoạt động, trở thành vấn đề rất khó với việc điều trị. Đột biến khiến các tế bào ung thư hình thành khả năng kháng lại phương pháp điều trị, sau thời gian đáp ứng tốt với phương pháp điều trị ban đầu, phương pháp này không còn hiệu quả nữa. Khi đó, bệnh nhân sẽ cần có phương pháp điều trị khác, tuy nhiên cũng có thể sẽ không còn phương pháp điều trị thay thế nào.

Tế bào ung thư có khả năng sống sót rất tốt

Các tế bào bình thường có cơ chế an toàn để ngăn chúng phát triển hoặc phân chia quá mức, hàng ngày hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng sẽ phát hiện và tiêu diệt các tế bào bất thường có nguy cơ. Tuy nhiên các tế bào ung thư không có cơ chế này, chúng ẩn náu khỏi hệ thống miễn dịch nên vẫn tồn tại, tiếp tục phát triển không kiểm soát được. Tế bào ung thư có thể hình thành rất nhiều phương thức để lẩn tránh sự tiêu diệt của cơ thể.

Những tiến bộ trong hiểu biết của con người về bệnh ung thư giúp tìm ra những phương pháp điều trị mới. Theo bác sĩ Cảnh, 6 căn bệnh ung thư có khả năng được tiên lượng điều trị tốt nhất, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tinh hoàn, ung thư da, ung thư tiêu hóa giai đoạn sớm.

Trong đó, tỷ lệ sống sau 5 năm của người mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp, ung thư đường tiêu hóa phát hiện sớm có thể lên đến 100%. Gần như 100% bệnh nhân ung thư vú có thể sống trên 5 năm nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Với ung thư tinh hoàn, tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán là 95,3%, ở ung thư da là 91,5%.

Điều quan trọng vẫn là tầm soát và điều trị kịp thời, ông Cảnh nói. Nhóm nguy cơ cao nên thực hiện tầm soát ung thư theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với người đã xuất hiện triệu chứng bất thường, nên đi kiểm tra sức khỏe từ sớm.

 

 

 

Bản đồ