Sưng chân tái phát do huyết khối tĩnh mạch sâu TP HCMÔng Hải, 57 tuổi, hai chân thường sưng, đau nhức, bác sĩ chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát nghi liên quan bệnh lupus ban đỏ hệ thống. BS.CKI Lương Sỹ Bắc, Đơn vị Tim mạch, Phòng khám Đa

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sưng chân tái phát do huyết khối tĩnh mạch sâu TP HCMÔng Hải, 57 tuổi, hai chân thường sưng, đau nhức, bác sĩ chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát nghi liên quan bệnh lupus ban đỏ hệ thống. BS.CKI Lương Sỹ Bắc, Đơn vị Tim mạch, Phòng khám Đa

Sưng chân tái phát do huyết khối tĩnh mạch sâu
TP HCMÔng Hải, 57 tuổi, hai chân thường sưng, đau nhức, bác sĩ chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát nghi liên quan bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

BS.CKI Lương Sỹ Bắc, Đơn vị Tim mạch, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết ông Hải có nhiều huyết khối làm nghẽn hệ tĩnh mạch sâu chi dưới. 10 năm qua, bệnh tái phát nhiều lần làm tổn thương hệ thống tĩnh mạch của bệnh nhân dẫn đến hội chứng hậu huyết khối, gây sưng bàn chân đến đầu gối, đau nhức mạn tính. Ông còn bị biến chứng viêm mô tế bào (viêm da và mô dưới da) gây nhiễm trùng, sốt.

Ông Hải là tài xế, thường ngồi lâu khiến máu lưu thông chậm tạo điều kiện hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Theo bác sĩ Bắc, bệnh tĩnh mạch của ông Hải có thể do yếu tố gia đình hoặc bệnh lý hệ thống, miễn dịch di truyền, rối loạn tổng hợp một số protein gây tăng đông, bởi bệnh tái phát nhiều lần, em gái ông cũng có triệu chứng tương tự. Kết quả xét nghiệm nghi ông Hải mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được xét nghiệm lại kháng thể kháng nhân ANA để có thêm các bằng chứng chẩn đoán xác định bệnh lupus ban đỏ theo khuyến cáo của Hội Thấp khớp học Mỹ (ACR). ANA là kháng thể đặc hiệu cao ở các bệnh lý tự miễn. Từ đó, bác sĩ điều trị thuốc ức chế miễn dịch đặc hiệu.

Ông Hải từng hai lần biến chứng xuất huyết dạ dày phải phẫu thuật khâu nối vị tràng do tuân thủ kém về thời gian và liều thuốc kháng đông. Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng đông thế hệ mới theo đường uống bởi không cần phải xét nghiệm máu định kỳ để đánh giá hiệu quả, nhưng cần theo dõi lâu dài. Thuốc có tác dụng ngừa huyết khối tái phát. Ông được điều trị theo phác đồ nội khoa, phối hợp thuốc giảm đau, thuốc điều trị giãn tĩnh mạch, sử dụng tất (vớ) y khoa để ngăn máu tụ và giảm sưng chân kết hợp tập vật lý trị liệu.

Người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi - biến chứng nguy hiểm do cục máu đông ở tĩnh mạch sâu tiến triển, di chuyển đến phổi gây bít tắc các nhánh động mạch phổi. Bác sĩ khuyến cáo ông Hải tuân thủ uống thuốc, tái khám đúng chỉ định để kiểm soát bệnh, đồng thời vận động thường xuyên.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng cục máu đông hình thành, tích tụ ở một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể như cẳng chân, đùi, vùng chậu... Huyết khối có thể chặn một phần hoặc làm tắc hoàn toàn dòng máu trở về tim. Khi dòng chảy bị cản trở, áp lực trong tĩnh mạch tăng cao khiến dịch thấm ra tổ chức dưới da gây sưng nề. Nguyên nhân gây bệnh gồm nhiễm trùng, chấn thương, tình trạng viêm của cơ thể hoặc sau phẫu thuật. Các yếu tố khác như tuổi cao, ít vận động, thừa cân béo phì, bất thường di truyền, bệnh lý tự miễn, sử dụng thuốc tránh thai, phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh... cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các triệu chứng điển hình của huyết khối tĩnh mạch sâu gồm sưng phù, đau nhức, nóng đỏ chân hoặc tay, da đổi màu... Một số trường hợp không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ, chỉ phát hiện khi cục máu đông di chuyển đến phổi gây thuyên tắc phổi. Khi đó, người bệnh đau ngực dữ dội, khó thở, ho ra máu, choáng váng, ngất.

Bác sĩ Bắc khuyến nghị duy trì lối sống lành mạnh, uống đủ nước, hạn chế ăn muối, đường, chất béo bão hòa, tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu omega-3. Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, tránh ngồi lâu một chỗ để cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ huyết khối. Người bệnh khớp mạn tính, béo phì, tăng huyết áp, có tiền sử huyết khối... cần tầm soát, khám chuyên khoa để phát hiện sớm bệnh. Khi có dấu hiệu sưng, đau chân, người bệnh nên đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Bản đồ