Có phân biệt được rượu giả bằng mắt?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có phân biệt được rượu giả bằng mắt?

Có phân biệt được rượu giả bằng mắt?
Nhiều vụ ngộ độc rượu xảy ra, cách nào giúp phân biệt rượu thật giả để sử dụng an toàn, đảm bảo sức khỏe?(Sơn, 29 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Theo Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, ngộ độc rượu xảy ra khi một người uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc uống rượu kém chất lượng có chứa độc chất methanol (cồn công nghiệp). Ngộ độc rượu là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tâm thần, tai nạn giao thông, tử vong.

Rượu có thành phần chính là ethanol, với công thức hóa học C2H5OH, trong khi rượu methanol có công thức hóa học CH3OH. Hai loại rượu này đều được lên men và chưng cất. Tuy nhiên, rượu ethanol lên men từ tinh bột hoặc đường thì rượu methanol lại lên men từ nguyên liệu có chứa cellulose (gỗ). Methanol có trong rượu là một chất cực độc, được sử dụng trong đời sống để làm dung môi trong chất tẩy rửa sơn, nước rửa kính, mực in máy photo...

Tuy nhiên, không thể phân biệt rượu thật - giả bằng mùi hay mắt thường, bởi chúng rất giống nhau, cảm giác sau uống đều gây chuếnh choáng, mệt mỏi, say xỉn... Nhiều sản phẩm cồn công nghiệp được đóng chai, có mẫu mã hình thức giống hệt, rất khó phân biệt thành phần nếu chỉ nhìn bằng mắt.

Cách an toàn nhất là uống rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Không dùng rượu trôi nổi, nhãn mác không đạt chuẩn.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tuyệt đối không sản xuất kinh doanh loại rượu pha chế từ nguyên liệu, cồn không bảo đảm chất lượng, không nhãn mác, chưa công bố tiêu chuẩn. Các cơ quan chức năng cần kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe như thế nào
Không khí Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ô nhiễm nặng, chuyên gia nhận định một buổi sáng ra ngoài hít thở có thể gây hại tương đương hút hai bao thuốc lá.

Ngày 3/1, trang tổng hợp hơn 30.000 trạm quan trắc không khí trên toàn thế giới (IQAir) xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất với chỉ số 294. Đợt ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã duy trì 7 ngày nay khi không khí lạnh suy yếu, đêm trời lạnh, ngày nắng hanh, các yếu tố giúp giảm ô nhiễm như gió, mưa gần như không có.

Nhiều tỉnh miền Bắc cũng đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí. Theo hệ thống quan trắc của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, một số trạm ghi nhận trên mức rất xấu như TP Bắc Giang (Bắc Giang) chỉ số AQI 237, Hải Dương 237, Hưng Yên 237, Thái Bình 238, Thái Nguyên 207.

Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, cho biết ở mức không khí này, mọi người có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu không có các biện pháp phòng ngừa. Cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm là mắt. Người bệnh dễ mắc các bệnh về mắt do bụi như viêm kết mạc, tổn thương giác mạc gây ảnh hưởng thị lực.

Cùng với đó, tình trạng viêm đường hô hấp, bao gồm viêm xoang liên tục tái đi tái lại, viêm họng, khó thở, viêm phế quản phổi rất dễ gặp và trở nặng. Đặc biệt, người sức đề kháng kém, dễ bị ốm cảm, như người già, phụ nữ có thai, trẻ em và người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch cần cẩn trọng.

"Với chất lượng ô nhiễm không khí nặng như hiện nay, chỉ cần một buổi sáng ngoài đường hít thở có thể gây tác hại tương đương hút hai bao thuốc lá", bác sĩ Mạnh cho hay.

Hội Tim mạch Quốc tế cũng xếp ô nhiễm không khí ngang với thuốc lá về mức độ nguy hiểm. Năm 2022, một nghiên cứu từ Đại học Chicago, Mỹ, cho thấy ô nhiễm không khí có thể làm giảm tuổi thọ trung bình xuống hơn hai năm, tương đương tác hại của hút thuốc lá. Viện Chính sách Năng lượng của Đại học Chicago (EPIC) khuyến cáo tiếp xúc liên tục với 10 µg/m³ PM2.5 sẽ làm giảm khoảng một năm tuổi thọ.

Ngoài hệ hô hấp, không khí ô nhiễm còn gây hại lên hệ tim mạch, tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, tăng huyết áp, suy tim, tắc mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người hạn chế tối đa ra ngoài đường, nếu cần, phải che chắn kỹ, đeo kính bảo vệ, khẩu trang lọc bụi mịn. Rửa mặt sạch khi đi từ ngoài về, nhỏ mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng. Bên cạnh đó, hạn chế việc tập luyện thể thao ngoài trời như chạy bộ hay đạp xe vì dễ tăng khả năng mắc bệnh hô hấp do hít không khí ô nhiễm. Thay vào đó, nên ưu tiên các môn thể thao trong nhà để tránh bụi.

Bổ sung thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C từ nước cam, chanh, bưởi, dưa hấu. Nếu có biểu hiện viêm da kéo dài, đau mắt, viêm kết mạc, viêm hô hấp, viêm xoang, khó thở mệt mỏi, đặc biệt đau ngực nhiều, nên đến bệnh viện thăm khám.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định ô nhiễm không khí là "kẻ giết người thầm lặng". Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, bệnh nhân bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn. Khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp liên quan ô nhiễm không khí.

Bản đồ