Cách phòng bệnh sởi

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách phòng bệnh sởi

Cách phòng bệnh sởi
Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tiêm vaccine, rửa tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với người mắc sởi để phòng bệnh.

ThS.BS Lã Quý Hương, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết bệnh sởi khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Bởi các triệu chứng ban đầu như sốt, ho, sổ mũi có thể giống với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn khi phát ban xuất hiện. Sởi có thể gây viêm phổi - một trong những biến chứng nghiêm trọng - có khả năng dẫn đến suy hô hấp, tử vong.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp, thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus sởi có khả năng tồn tại trong không khí vài giờ. Người khỏe mạnh có thể bị nhiễm virus khi ở chung, làm việc hay sinh hoạt cùng không gian với người bệnh. Virus sởi cũng có thể sống trên các bề mặt như bàn tay, đồ dùng và đồ vật trong một thời gian ngắn. Nếu người lành chạm vào những bề mặt này, sau đó chạm vào mặt, mũi hoặc miệng, có thể bị nhiễm virus sởi.

Bác sĩ Hương khuyến cáo giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thông thoáng. Thông gió giúp giảm nồng độ virus trong không khí, từ đó hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Mở cửa sổ và cửa ra vào để không khí lưu thông, nhất khi có người mắc bệnh trong nhà.
Sởi khó phát hiện khi chưa phát ban. Người lớn, trẻ em cần chủ động hạn chế tiếp xúc hoặc giữ khoảng cách với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp như ho, sốt, hắt hơi... Khi ở khu vực đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh, đeo khẩu trang nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng nước rửa tay chứa ít nhất 60% cồn góp phần ngăn ngừa lây lan virus.

"Tiêm vaccine là biện pháp bảo vệ chủ động và hiệu quả nhất phòng tránh nhiễm virus sởi", bác sĩ Hương nói. Vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não và tiêu chảy. Trẻ em có thể tiêm vaccine sởi đơn khi đủ 9 tháng tuổi hoặc vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella khi đủ 12 tháng tuổi. Người cao tuổi, thai phụ hay người đang trong vùng dịch có thể tiêm vaccine dự phòng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng cần đủ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu kẽm, vitamin C, D vì tác dụng tích cực đến hệ miễn dịch. Nên tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.

Bản đồ