9 lần khám thai không nên bỏ qua

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9 lần khám thai không nên bỏ qua

9 lần khám thai không nên bỏ qua
Thai phụ bắt đầu khám khi có kết quả thử thai hai vạch đến cận ngày sinh nở để bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, giúp thai kỳ thuận lợi.

BS.CKII Hà Thị Hồng Cúc, Đơn vị Sản Phụ khoa, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết khám thai định kỳ quan trọng đối với sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu không khám thai sẽ bỏ sót dị tật ở thai nhi, không phát hiện biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, nhau tiền đạo, thai ngoài tử cung... cho đến khi tiến triển nguy hiểm.

Bác sĩ Cúc khuyến cáo thai phụ nên khám thai đầy đủ theo 9 mốc dưới đây, song một số trường hợp có thể thay đổi tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Thai 5-8 tuần

Lần khám đầu tiên vào tuần thai 5-8. Bác sĩ xác định tình trạng mang thai, vị trí thai làm tổ, ghi nhận nhịp tim của thai nhi. Thai phụ có thể đi khám khi chậm kinh hai tuần, có kết quả thử thai hai vạch.

Thai 8-10 tuần

Nếu lần khám đầu tiên chưa ghi nhận phôi làm tổ hoặc chưa thấy tim thai, bác sĩ sẽ hẹn khám lần hai lúc thai 8-10 tuần. Lúc này, bác sĩ kiểm tra toàn diện sức khỏe của thai nhi như phôi thai, tim thai, vị trí thai làm tổ.
Thai 11-13 tuần

Bác sĩ tầm soát, sàng lọc dị tật bẩm sinh bằng siêu âm đo độ mờ da gáy, tầm soát những bất thường cấu trúc của thai, phát hiện các dị tật sớm như thai vô sọ, bất thường nặng ở tim. Xét nghiệm NIPT sàng lọc dị tật liên quan bệnh di truyền và nhiễm sắc thể.

Thai 16-18 tuần

Thai phụ được siêu âm khảo sát thai, những trường hợp có tiền sử sinh non hoặc thai kỳ có yếu tố nguy cơ cao sẽ đo chiều dài kênh cổ tử cung.

Thai 20-24 tuần

Bác sĩ theo dõi thai nhi, tầm soát các dị tật thai nhi chính xác hơn nhờ siêu âm hình thái thai nhi quý II. "Khả năng phát hiện khoảng 2/3 dị tật bẩm sinh khi khám thời điểm này", bác sĩ Cúc nói.

Thai 24-28 tuần

Bác sĩ kiểm tra cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, theo dõi huyết áp, xét nghiệm sàng lọc nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho thai phụ, kiểm tra thai nhi. Trong lần khám thai này, nếu thai hơn 27 tuần, mẹ bầu có thể tiêm vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván.

Thai 28-32 tuần

Ở tuần thứ 28-32, sau khi đo cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tim thai... mẹ bầu được siêu âm hình thái học quý ba để phát hiện những bất thường thai nhi xuất hiện muộn.

Thai 32-36 tuần

Thai phụ cần khám để kiểm tra ngôi thai, sự phát triển thai nhi, đánh giá trọng lượng thai, phát hiện trường hợp thai nhỏ, thai chậm tăng trưởng. Từ giai đoạn này, mẹ bầu đi khám thai hai tuần một lần, làm thêm những xét nghiệm khác tùy theo từng trường hợp.
Thai 36-40 tuần

Bác sĩ đánh giá sức khỏe thai qua siêu âm và đo tim thai khi thai 36-40 tuần. Bác sĩ kiểm tra nước ối, cổ tử cung, khung chậu của mẹ bầu để lên kế hoạch sinh nở an toàn.

Bác sĩ Cúc khuyến cáo 9 mốc khám thai trên dành cho thai kỳ bình thường. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ dựa vào sức khỏe thai phụ và thai nhi để có lịch tái khám phù hợp.

Bản đồ