6 cách giảm nhanh mùi hơi thở

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6 cách giảm nhanh mùi hơi thở

6 cách giảm nhanh mùi hơi thở
Nhai vài miếng đinh hương, vỏ quế, kẹo bạc hà hoặc súc miệng bằng nước muối hỗ trợ giảm nhanh mùi hôi miệng.

Hơi thở thường có mùi sau khi thức dậy nhưng dễ khắc phục. Tuy nhiên, một số người bị hôi miệng dai dẳng ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày. Hôi miệng thường do vi khuẩn tích tụ bên trong, tạo ra khí có mùi. Mùi khó chịu cũng xuất hiện khi vi khuẩn phân hủy đường và tinh bột từ thực phẩm ăn vào. Trong một số trường hợp, nó cũng bắt nguồn từ các vấn đề răng miệng như bệnh nướu răng, sâu răng...

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, khám răng định kỳ và tránh thực phẩm có mùi nồng là những biện pháp đơn giản để hơi thở dễ chịu hơn. Tuy nhiên, một vài mẹo nhỏ cũng có thể giúp khắc phục vấn đề này.

Nhai đinh hương

Đặc tính kháng khuẩn của đinh hương góp phần giảm số lượng vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng khác như chảy máu và sâu răng. Nhai vài miếng đinh hương sau ăn hoặc bất cứ khi nào cảm thấy hơi thở có mùi.

Vỏ quế

Quế có tác dụng phòng ngừa một số vấn đề gây hôi miệng. Giống như đinh hương, vỏ quế có đặc tính kháng khuẩn, ngăn vi khuẩn có mùi phát triển. Ngậm một miếng vỏ quế nhỏ trong miệng vài phút rồi nhổ để miệng thơm tho.

Uống nhiều nước

Uống ít nước trong ngày dễ gây khô miệng, làm giảm tiết nước bọt. Nước giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn còn thừa và cũng ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trong miệng. Cả hai đều là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Nếu hơi thở có mùi nhiều, hãy uống nhiều nước mỗi ngày. Thêm một thìa nước cốt chanh vào nước và uống giúp hơi thở thơm mát hơn.

Kẹo bạc hà, cao su không đường

Nhai kẹo cao su không đường hoặc bạc hà không chỉ thúc đẩy tăng tiết nước bọt mà còn giảm vi khuẩn tích tụ khỏi răng, nướu và lưỡi. Nhờ đó miệng bớt mùi, song chỉ có tác dụng tạm thời. Để điều trị dứt điểm chứng hôi miệng, hãy đi khám nha khoa và tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Dùng mật ong và quế

Cả mật ong và quế đều có đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn mạnh, giảm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Chúng cũng giữ cho nướu khỏe mạnh. Thoa hỗn hợp mật ong, bột quế lên răng và nướu thường xuyên cũng góp phần giảm sâu răng, chảy máu nướu, thậm chí hôi miệng.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm có thể loại bỏ vi khuẩn có hại trong miệng, mang lại hơi thở dễ chịu. Bên cạnh đặc tính khử trùng, nước muối còn có tác dụng giảm các triệu chứng liên quan đến vấn đề răng miệng khác như vết loét, dị ứng, đau răng.

Hỗn hợp này còn hỗ trợ chữa lành sau các thủ thuật nha khoa nhờ thúc đẩy quá trình di chuyển của nguyên bào sợi nướu, điều chỉnh hoạt động phục hồi vết thương. Hòa tan khoảng 1/4-1/2 thìa muối vào một cốc nước và súc miệng kỹ trước khi nhổ ra ngoài.

Bản đồ