Viêm ruột cấp tính và cách điều trị

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viêm ruột cấp tính và cách điều trị

Viêm ruột cấp tính và cách điều trị
Người bệnh viêm ruột cấp tính nhẹ thường tự khỏi, trường hợp trở nặng có thể điều trị bằng thuốc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, phẫu thuật nếu cần.

Viêm ruột cấp tính là tình trạng niêm mạc ruột bị tổn thương đột ngột và diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh thường do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn từ môi trường sống, chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Viêm ruột cấp thường xảy ra ở ruột non, trong một số trường hợp ổ viêm có thể xuất hiện ở ruột già. Triệu chứng điển hình gồm đau bụng, tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn, phân lẫn máu, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

ThS.BSCKI Đoàn Hoàng Long, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết để điều trị viêm ruột cấp tính cần xác định chính xác nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng. Người bệnh nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, chỉ cần điều chỉnh dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe đường ruột, hạn chế mất nước. Triệu chứng thường biến mất trong vòng 2-3 ngày.

Nếu các triệu chứng trở nặng, gây sốt, tiêu chảy, buồn nôn và nôn liên tục, suy nhược cơ thể nặng, viêm ruột tái phát nhiều lần, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học hoặc phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ kê đơn thuốc tùy vào các triệu chứng bệnh hiện có. Một số loại thuốc điều trị viêm ruột thường được sử dụng như thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn, thuốc chống tiêu chảy, thuốc điều chỉnh nhu động ruột, men vi sinh. Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc.
Bổ sung nước và chất điện giải. Mất nước là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở người bị viêm ruột cấp do tiêu chảy, nôn mửa, sốt... Trong giai đoạn này, người bệnh cần cung cấp đủ nước và chất điện giải theo nhu cầu của cơ thể, tránh các triệu chứng trở nặng hơn. Một số loại nước như nước ép cam, sữa, cà phê... có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy, cần hạn chế.

Nghỉ ngơi đầy đủ giúp người bệnh giảm căng thẳng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ tăng tốc độ phục hồi sức khỏe sau điều trị viêm ruột cấp. Ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm, nghỉ trưa ít nhất 30 phút để bảo vệ sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể.

Chế độ ăn uống khoa học có thể hạn chế những triệu chứng viêm ruột cấp tính. Người bệnh cần hạn chế nhóm thực phẩm nhiều đường, thực phẩm giàu chất béo xấu, quá nhiều chất xơ không hòa tan, tránh uống sữa. Thay vào đó, ưu tiên các món chế biến đơn giản, dễ ăn, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, trái cây bỏ vỏ.

Phẫu thuật. Người bệnh viêm ruột cấp tính thường ít khi phải can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật chỉ nên thực hiện khi các phương pháp khác không đáp ứng được hiệu quả điều trị mong muốn. Bác sĩ chỉ định điều trị phẫu thuật trong một số trường hợp viêm ruột cấp nghiêm trọng.

Bác sĩ Hoàng Long khuyến cáo người bệnh điều trị kịp thời để hạn chế rủi ro biến chứng như tiến triển thành viêm ruột mạn tính, mất nước, mất chất điện giải, gây ra các hệ lụy khác như nôn, tiêu chảy.

Bản đồ