Vì sao uống quá nhiều nước ngọt bị hạ đường huyết?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao uống quá nhiều nước ngọt bị hạ đường huyết?

Vì sao uống quá nhiều nước ngọt bị hạ đường huyết?
Uống nhiều nước ngọt trong thời gian ngắn có thể tổn thương tuyến tụy do cơ quan này phải hoạt động quá mức gây đau đầu, chóng mặt, nôn.

Ngày 6/10, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, cho biết nước ngọt chứa hàm lượng đường cao. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường hoặc carbohydrate, tuyến tụy hoạt động mạnh để tạo ra insulin giúp phân hủy đường, điều chỉnh đường huyết. Vì vậy, người bình thường uống quá nhiều nước ngọt trong thời gian ngắn có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn mửa, chóng mặt.

Một số trường hợp bị hạ đường huyết, thường xảy ra ở những người quá nhạy cảm với insulin. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, run rẩy, choáng váng, thay đổi tâm trạng và đau đầu.

Sử dụng nhiều đường trong thời gian dài còn dẫn đến tiểu đường, rối loạn cholesterol, tăng tích lũy LDL cholesterol (một loại cholesterol xấu), giảm HDL cholesterol (một loại cholesterol tốt). Ngoài ra, cơ thể đối mặt nguy cơ tăng mỡ máu, dẫn đến xơ vữa, tắc mạch, béo phì, tăng huyết áp, giảm miễn dịch, lão hóa nhanh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo giới hạn lượng đường tự do dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ, với cả người lớn và trẻ em.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hướng dẫn cách tính lượng đường tiêu thụ, như sau: Trung bình một người mỗi ngày bổ sung 2.000 kcal, trong đó lượng đường không quá 10%, tức 200 kcal. Cứ 1 g đường cung cấp 4 kcal. Như vậy mỗi ngày không nên ăn quá 50 g đường. Tương tự, bạn chỉ ăn tổng 1.600 kcal một ngày thì lượng đường tối đa là 40 g. Người thừa cân, béo phì nên giảm một nửa, tức khoảng 20-25 g đường.

Bác sĩ khuyên mọi người nên đọc nhãn thực phẩm đóng gói trước khi ăn để biết được thành phần cũng như lượng calo cung cấp. Ăn đường ít hơn hay nhiều hơn lượng cơ thể cần đều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có hai loại là đường tự nhiên và đường tinh luyện. Đường tự nhiên có trong trái cây, rau, sữa, ngũ cốc, các loại hạt. Đường tự nhiên được chiết tách thành đường tinh luyện, dùng trong thực phẩm chế biến sẵn, như nước ngọt, nước tăng lực, một số đồ uống trái cây hay đồ uống chứa caffein, kẹo, bánh mì ngọt, chocolate, đồ hộp. Đường tinh luyện đã trải qua quá trình xử lý, được coi là có hàm lượng calo rỗng vì không chứa vitamin, khoáng chất, protein hay chất xơ và các hợp chất dinh dưỡng khác, dùng thời gian dài không tốt cho sức khỏe.

Ăn nhiều đường, nhất là loại đường hấp thu nhanh, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể sẽ dẫn đến tăng đường trong máu, gây các bệnh về rối loạn chuyển hóa. Lượng đường dư thừa sẽ tích lũy dưới dạng mỡ dự trữ trong cơ thể, lâu dài dẫn đến thừa cân, béo phì.

Bản đồ