Vì sao không nên ngồi bồn cầu quá 10 phút?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao không nên ngồi bồn cầu quá 10 phút?

Vì sao không nên ngồi bồn cầu quá 10 phút?
Ngồi trên bồn cầu quá 10 phút có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, thậm chí là dấu hiệu của ung thư đại tràng, theo các chuyên gia y tế.

Tiến sĩ Lai Xue, bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng tại Trung tâm Y tế Tây Nam Đại học Texas, khuyến cáo chỉ nên ngồi trên bồn cầu trong thời gian cần thiết. Áp lực của bồn cầu lên mông khiến máu dồn về các mạch máu ở khu vực này, làm tăng huyết áp vùng hậu môn, gây nguy cơ trĩ.

"Nó giống như van một chiều, máu vào nhưng không thể quay trở lại", ông chia sẻ với CNN.

Ngồi trên bồn cầu lâu cũng có thể là dấu hiệu bạn phải rặn khi đi ngoài, một thói quen có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu, gây khó khăn cho việc đại tiện nói chung và giữ nước tiểu. Hành động này cũng có thể dẫn đến sa trực tràng, khi rặn quá nhiều khiến trực tràng bị tụt và phồng ra ngoài hậu môn.

Tiến sĩ Farah Monzur, giám đốc Trung tâm bệnh viêm ruột tại Stony Brook Medicine ở Long Island, New York, khuyên mọi người nên dành trung bình từ 5 đến 10 phút để đi vệ sinh. Monzur nhận thấy mọi người đi vệ sinh và lướt điện thoại có xu hướng quên thời gian.
Bác sĩ tiêu hóa Lance Uradomo giải thích việc ngồi trên bồn cầu lâu hơn để đại tiện còn có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng, căn bệnh đang gia tăng ở người Anh dưới 50 tuổi. "Nếu khối u trong đại tràng phát triển đủ lớn, nó có thể chặn dòng phân, gây táo bón và chảy máu", ông nói.

Uradomo cho biết thêm trong suốt sự nghiệp của mình, ông nhận thấy sự gia tăng số lượng người trẻ tuổi tìm kiếm sự giúp đỡ cho bệnh trĩ và táo bón, và nhiều người trong số này sau đó được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng.

Các chuyên gia tiếp tục bày tỏ lo ngại về "đại dịch" ung thư ruột. Dữ liệu cho thấy căn bệnh này đã tăng 50% ở những người 20, 30 và 40 tuổi trong 30 năm qua. Những trường hợp như vậy ở người trẻ tuổi được y tế định nghĩa là ung thư "khởi phát sớm".

Tiến sĩ Shivan Sivakumar, bác sĩ ung thư tại Đại học Birmingham, trước đây đã mô tả tình huống này là một "đại dịch". "Hiện nay có một đại dịch ung thư ở người trẻ tuổi, nguyên nhân chưa rõ, nhưng chúng tôi đang thấy nhiều bệnh nhân mắc ung thư vùng bụng hơn", ông nói.

Hàng năm có gần 45.000 ca ung thư ruột được chẩn đoán, khiến nó trở thành căn bệnh ung thư phổ biến thứ ba. Ung thư ruột cướp đi sinh mạng của gần 17.000 người Anh mỗi năm, với chỉ một nửa số người được chẩn đoán sống được 10 năm sau khi biết mình mắc bệnh.

Bản đồ