Vì sao giá đỗ ủ chất cấm tại Đắk Lắk được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao giá đỗ ủ chất cấm tại Đắk Lắk được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm?

Vì sao giá đỗ ủ chất cấm tại Đắk Lắk được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm?
(Dân trí) - Sau khi được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở Lâm Đạo đã đóng gói bao bì giá đỗ ủ hóa chất, bán vào cửa hàng Bách Hóa Xanh và chợ đầu mối.
Sáng 28/12, ông Đỗ Tuấn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Đắk Lắk cho biết, trong số các cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm ủ hóa chất vừa bị công an phát hiện, chỉ có Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo (cơ sở Lâm Đạo), được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận được cấp cho cơ sở Lâm Đạo (xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột) vào ngày 22/4 và có giá trị đến 22/4/2027, xác nhận đơn vị đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh sản phẩm: sơ chế, đóng gói, kinh doanh giá đậu xanh.
Ông Hưng cho biết, cơ sở Lâm Đạo đã nộp hồ sơ đăng ký và qua kiểm tra cơ sở nếu đủ các điều kiện theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

"Chúng tôi chỉ thẩm tra về điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở trong sơ chế và đóng gói để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Còn khâu sản xuất, đơn vị không kiểm tra được trừ khi thanh, kiểm tra đột xuất", ông Hưng lý giải.

Ông Hưng cũng cho biết, Chi cục không có thẩm quyền để biết cơ sở này có ngâm hóa chất cấm trong sản xuất giá đỗ hay không, và cần phải lấy mẫu giám định hoặc triển khai chuyên đề mới xác định được.
"Cơ sở này nhập nhèm khi bao bì có in số giấy chứng nhận do Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Đắk Lắk cấp để bày bán rộng rãi. Từ khâu sản xuất, chế biến, đóng gói trách nhiệm của ngành nông nghiệp; sau đó trách nhiệm kiểm tra của ngành y tế và khi sản phẩm bày bán ở cửa hàng, siêu thị trách nhiệm kiểm tra của ngành công thương", ông Hưng lý giải.

Riêng đối với hóa chất 6-Benzylaminopurine là chất cấm nhưng các đối tượng vẫn sử dụng để ủ giá đỗ, ông Hưng cho rằng, phía Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Đắk Lắk chưa nắm được chính xác về hóa chất này và đối với hóa chất ngành y tế mới kiểm tra được.

Trong khi đó, một lãnh đạo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Đắk Lắk cho biết, với vụ việc giá đỗ ngâm ủ hóa chất, phía Sở NN&PTNT "lên tiếng", đơn vị sẽ phối hợp liên ngành để làm rõ, còn hiện tại phía Chi cục vẫn chưa nhận được thông tin gì.
Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT Đắk Lắk báo cáo vụ giá ủ hóa chất cấm ở Đắk Lắk.

Qua đó, đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc về hoạt động quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở vi phạm, các biện pháp xử lý, yêu cầu truy xuất triệu hồi và kết quả thực hiện đến thời điểm hiện nay. Báo cáo gửi về Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường trước ngày 30/12.

Đồng thời, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đề nghị Sở NN&PTNT Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra truy xuất, xử lý vi phạm khi có đề nghị phối hợp trong phạm vi, chức năng quản lý.

Bản đồ