Ung thư đại trực tràng: Dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa thông thường

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ung thư đại trực tràng: Dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa thông thường

Ung thư đại trực tràng: Dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa thông thường
(Dân trí) - Chủ quan khi nghĩ chỉ là bệnh lý đường tiêu hóa thông thường, nhiều người nhận kết quả chẩn đoán ung thư khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Dấu hiệu khó nhận biết của ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý ác tính nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, dấu hiệu của bệnh thường khó nhận biết, khiến nhiều người chủ quan và không đi khám sớm.

Một số dấu hiệu lâm sàng thường gặp của ung thư đại trực tràng như thay đổi thói quen đi đại tiện, đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới; chảy máu trực tràng khi đi ngoài; mệt mỏi hoặc giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân… Những dấu hiệu này thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm đại tràng, trĩ…
Ông Đ.V.T (56 tuổi, Ninh Bình) đi khám tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI và bàng hoàng sau khi nhận được kết luận khám của bác sĩ - ung thư đại trực tràng.

Thường xuyên bị táo bón, đi đại tiện ra máu tươi, ông T. nghĩ rằng mình bị rối loạn tiêu hóa và bị trĩ. Nhưng do hoàn cảnh công việc chưa cho phép, nên ông T. chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống mà không đi khám ngay.

Ông T. chia sẻ: "Một tuần trở lại đây tôi đi vệ sinh bị chảy máu nhiều hơn trước và bụng dưới rất đau nên mới quyết định đi khám. Bác sĩ kết luận, tôi bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3".

Hệ lụy khôn lường từ sự chủ quan của người bệnh

Theo thống kê của Globocan, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới với hơn 1,9 triệu ca mắc mới trong năm 2020. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới sau ung thư gan, phổi và dạ dày; phổ biến thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và phổi.

Sự chủ quan của người bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những hệ lụy khôn lường, thậm chí là tử vong. Trong trường hợp mắc ung thư đại trực tràng, nếu người bệnh chủ quan không đi khám sớm, khi bệnh đã ở giai đoạn muộn thì tỷ lệ sống sót còn khoảng 14% ở ung thư đại tràng và 17% ở ung thư trực tràng.

Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn - Trưởng đơn vị Thăm dò chức năng nội soi tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho biết: "Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp đến bệnh viện khi ung thư đã ở giai đoạn muộn, ung thư đã ở giai đoạn di căn xa lan đến hạch mạch huyết hoặc lan đến cơ quan khác như gan, phổi. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và người bệnh gần như là mất tinh thần".
Lời khuyên từ chuyên gia

Theo bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn, ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ sống trong 5 năm có thể lên đến 91%. Do vậy, việc phòng ngừa bệnh cần được ưu tiên hàng đầu, với những lưu ý sau:

Thay đổi lối sống lành mạnh với một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ, hạn chế ăn thịt đỏ, tăng cường vận động, không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia,... sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Lên lịch kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ tùy theo độ tuổi và xem xét các nguy cơ mắc bệnh. Đối với những người từ 45 tuổi trở lên, bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện nội soi tiêu hóa ít nhất 1-2 năm/lần. Với những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng như người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người bị viêm đại tràng mãn tính,... cần thực hiện nội soi tiêu hóa sớm hơn và thường xuyên hơn.

Ngoài ra, điều quan trọng là bạn không nên chủ quan với bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong cơ thể và nên tìm đến các chuyên gia y tế để được kiểm tra và đánh giá nguyên nhân đằng sau.

Bản đồ