Triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?

Triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?
Tôi hay chóng mặt, mất thăng bằng, nghĩ bị rối loạn tiền đình. Triệu chứng đặc trưng của bệnh này là gì, nên khám ở khoa nào? (Lan Nguyễn, 50 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Rối loạn tiền đình là những rối loạn liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó. Tùy vị trí tổn thương, bệnh được phân chia gồm rối loạn tiền đình trung ương do tổn thương trong não và rối loạn tiền đình ngoại biên do tổn thương trong tai.

Triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên gồm những cơn chóng mặt thoáng qua, xuất hiện khi thay đổi tư thế, mất thăng bằng. Người bệnh có thể cảm thấy mọi vật xoay tròn, suy giảm thính lực, nôn ói, hoa mắt, đau đầu...

Rối loạn tiền đình trung ương có các triệu chứng gồm mất thăng bằng nghiêm trọng và kéo dài hơn so với rối loạn tiền đình ngoại biên, buồn nôn nhẹ, nói khó, có thể yếu liệt tay chân. Thay vì cảm thấy xoay tròn như rối loạn tiền đình ngoại biên thì người bệnh thường mất phương hướng, rung giật nhãn cầu.

Nếu có triệu chứng nghi ngờ rối loạn tiền đình, bạn nên đến bác sĩ khoa Tai Mũi Họng khám vì tiền đình nằm sâu ở tai trong. Bác sĩ khám lâm sàng và có thể chỉ định đo chức năng tiền đình bằng công nghệ ảnh động nhãn đồ (VNG) ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Từ đó, bác sĩ đánh giá tổn thương trong não hay trong tai, chẩn đoán chính xác rối loạn tiền đình trung ương hay ngoại biên, mức độ bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Nếu bạn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (thạch nhĩ lạc chỗ), tức dạng rối loạn tiền đình ngoại biên, bác sĩ Tai Mũi Họng điều trị phù hợp. Người bệnh cũng được thực hiện các nghiệm pháp tái định vị sỏi tai với sự hỗ trợ của bác sĩ và hệ thống tập phục hồi chức năng tiền đình.
Trường hợp bạn rối loạn tiền đình trung ương hoặc các bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên khác, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh sẽ điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng, đo chức năng tiền đình, đo chức năng tai, chụp CT tai, chụp MRI não... giúp phát hiện các tổn thương.

Người bệnh rối loạn tiền đình đang điều trị cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ, không được tự ý bỏ. Điều trị rối loạn tiền đình không đúng hướng, không đúng nguyên nhân có thể làm bệnh nặng hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bản đồ