Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm vaccine lao trong 24 giờ đầu?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm vaccine lao trong 24 giờ đầu?

Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm vaccine lao trong 24 giờ đầu?
Bé sơ sinh cần tiêm vaccine lao trong 24 giờ đầu tiên, vì sao cần tiêm sớm như vậy? (Thu Thảo, 29 tuổi, Đà Nẵng)

Trả lời:

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, còn non yếu, là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn lao. Theo Bộ Y tế, trẻ em chiếm 10-15% số các ca mắc mới bệnh lao hàng năm.

Do đó, vaccine phòng lao được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Vaccine tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh để phòng bệnh cho trẻ ngay từ khi chào đời. Nếu trẻ sinh non hoặc có vấn đề sức khỏe, cần theo dõi đặc biệt, có thể hoãn tiêm đến khi ổn định trở lại.

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP HCM, việc chủng ngừa muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở trẻ, nguy cơ nhiễm lao từ những ngày đầu sau sinh do hệ thống miễn dịch còn yếu ớt. Nếu chủng ngừa sau một tuổi, vaccine gây phản ứng sau tiêm mạnh hơn, do đó không được khuyến cáo chủng ngừa.

Vaccine tiêm phòng lao cho trẻ là BCG, có hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm như lao xương, lao khớp, lao kê, lao màng não. Vaccine chỉ cần tiêm một liều.
Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra, thường lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn này tấn công nhiều cơ quan, phổ biến nhất là phổi với các triệu chứng như: ho kéo dài, khó thở, đau ngực...

Bệnh có thể tiến triển nặng thành các thể lao ngoài phổi như lao màng não, lao hạch, lao màng bụng, lao da, lao xương, lao khớp. Lao màng não rất khó nhận biết ở trẻ em, bệnh dễ diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong đến 70-80%. Nếu may mắn được cứu sống, trẻ phải sống chung với những di chứng thần kinh nặng nề như bại não, liệt chi, động kinh, câm, điếc, mù, rối loạn tâm thần.

Sau đại dịch Covid-19, bệnh lao trên thế giới có xu hướng quay trở lại. Trong năm 2023, chương trình Chống lao quốc gia ghi nhận hơn 78.000 ca lao tăng hơn 1.900 bệnh nhân (tương đương 2%) so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 32% so với cùng kỳ 2021.

Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới.

Bản đồ