Vì sao con người có răng khôn?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao con người có răng khôn?

Vì sao con người có răng khôn?
Răng khôn tồn tại từ thời cổ đại, bởi tổ tiên của con người thường có bộ hàm lớn, thường cần đủ ba răng hàm để nhai và cắn thức ăn cứng.

Răng khôn là răng hàm thứ ba, nằm cuối, hình dạng giống với các răng hàm còn lại, nhưng đôi khi nhỏ hơn. Chúng thường được gọi là răng khôn bởi mọc cuối cùng trong số 32 răng vĩnh viễn, xuất hiện trong khoảng từ 17 đến 25 tuổi, khi con người trưởng thành hơn. Không phải ai cũng mọc đủ 4 răng khôn, trong khi nhiều người phải nhổ bỏ chúng.

Thực tế, con người có cùng các đặc điểm với loài linh trưởng. Khỉ, khỉ đột và tinh tinh đều có răng khôn. Vài triệu năm trước, tổ tiên loài người có hàm và răng lớn hơn so với ngày nay. Ví dụ, loài Australopithecus afarensis, sống cách đây khoảng 3 đến 4 triệu năm, có hàm răng lớn và dày hơn nhiều so với con người hiện đại. Chúng có ba răng hàm lớn với men răng dày. Theo bằng chứng thu được trên hộp sọ hóa thạch của một số loài linh trưởng thuộc nhóm này, cơ nhai của chúng rất khỏe.

Các nhà khoa học cho rằng, hàm răng lớn và khỏe giúp họ thích nghi với điều kiện sống lúc bấy giờ. Thịt và thực vật thời cổ đại khó nhai hơn nhiều so với ngày nay. Con người cần đủ ba răng hàm, kể cả răng khôn để nhai thức ăn.
Thời hiện đại, thức ăn mềm hơn, dễ nhai hơn, khiến "nhiệm vụ" của răng ít khó khăn. Kết quả, hàm của con người hiện đại tiến hóa nhỏ hơn, khiến khuôn mặt phẳng hơn so với tổ tiên. Những thay đổi ngày diễn ra rất chậm trong hàng triệu năm. Đến một thời điểm, răng hàm thứ ba hay răng khôn không còn quan trọng như trước.

Theo nghiên cứu, khoảng 25% dân số thế giới hiện thiếu ít nhất một răng khôn. Các nhà khoa học không chắc chắn về lý do, song họ cho rằng hiện tượng này liên quan đến gene thừa hưởng từ cha mẹ. Một số chuyên gia lập luận, việc thiếu răng khôn là một lợi thế cho con người hiện đại với hàm nhỏ hơn, khiến cử động nhai dễ dàng hơn.

Đôi khi, do thiếu không gian, răng khôn có thể bị mắc kẹt bên trong xương hàm và không bao giờ mọc lên hoàn toàn, hoặc chỉ mọc lên một phần. Răng khôn mọc lệch xảy ra ở hàm dưới thường xuyên hơn hàm trên. Răng khôn mọc một phần có thể gây tình trạng đau hàm, sâu răng, viêm lợi. Đó là lý do nha sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn.

Bản đồ