Trữ noãn chữa vô sinh ở tuổi đôi mươi

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trữ noãn chữa vô sinh ở tuổi đôi mươi

Trữ noãn chữa vô sinh ở tuổi đôi mươi
TP HCMSuy buồng trứng sớm ở 26 tuổi, chị Thủy phải dùng thuốc kích thích, gom đến lần thứ 5 mới đủ số noãn đảm bảo thụ tinh ống nghiệm thành công.

Kết hôn 4 năm chưa có con, chị Thủy tìm đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8 TP HCM (IVF Tâm Anh Quận 8) khám và tìm nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm dự trữ buồng trứng AMH của chị cực thấp, chỉ 0.07 ng/ml (AMH trung bình ở phụ nữ dưới 28 tuổi 2-6 ng/ml). Siêu âm kiểm tra đầu chu kỳ kinh nguyệt ghi nhận chỉ một nang noãn ở buồng trứng trái. Lượng hormone FSH - hormone có tác dụng kích thích nang noãn phát triển - tăng đến 42 lU/L, tương đương mãn kinh. Bác sĩ kết luận chị Thủy suy buồng trứng sớm không xác định nguyên nhân.

Theo ThS.BS Phan Hà Minh Hạnh, trường hợp chị Thủy để có thai tự nhiên rất khó, ngay cả bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) cũng là một thách thức lớn. "Giải pháp gần như duy nhất và hiệu quả nhất là gom noãn hoặc gom phôi tích lũy nhiều chu kỳ", bác sĩ Hạnh nói.

Với một chu kỳ điều trị IVF thông thường, quá trình chọc hút noãn cần thu được 10-15 trứng để tạo ra được số phôi tốt và có tỷ lệ thành công 50-70%. Trường hợp suy buồng trứng sớm như chị Thủy, hoặc dự trữ buồng trứng quá thấp, một lần chọc hút noãn rất khó thu được số noãn lý tưởng trên. Nếu thu được dưới 5 noãn thì số phôi và tỷ lệ IVF thành công rất thấp. Do đó, bác sĩ phải kích thích buồng trứng và chọc hút noãn nhiều chu kỳ để gom được số noãn hoặc số phôi như ý. Mục tiêu chính là tạo được nhiều phôi tốt, tăng cơ hội chuyển phôi và tỷ lệ đậu thai.

Trước đây khi các chiến lược gom noãn chưa phát triển, phụ nữ ít trứng thường được điều trị IVF bằng phác đồ kích thích buồng trứng thông thường hoặc dùng thuốc liều lượng mạnh với hy vọng thu được nhiều noãn nhất trong một lần. Nếu tạo phôi thất bại, hay có phôi duy nhất nhưng chuyển thất bại, bệnh nhân được chỉ định làm IVF nhiều lần. Cách can thiệp này có thể khiến người bệnh gặp nguy cơ không có phôi sau lần IVF đầu tiên, chi phí tăng cao do nhiều lần tạo phôi, ảnh hưởng tâm lý căng thẳng người bệnh.

"Hiện nay, kỹ thuật gom noãn, gom phôi, dùng thuốc kích trứng với phác đồ nhẹ giúp người bệnh tăng cơ hội có con bằng trứng của chính mình mà ít ảnh hưởng đến sức khỏe, cải thiện tâm lý sau điều trị", bác sĩ Hạnh nói. Với các công nghệ IVF như kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), hệ thống tủ nuôi cấy phôi trang bị camera quan sát liên tục tích hợp trí tuệ nhân tạo, hệ thống phòng lab tối ưu mọi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, với chỉ 5-7 noãn, thậm chí 2-3 noãn, bác sĩ có thể tạo được ít nhất một phôi ngày 5 chất lượng tốt, tăng cơ hội đậu thai cho người bệnh.

Chị Thủy được tiêm thuốc kích thích buồng trứng với phác đồ nhẹ kéo dài khoảng 10-12 ngày để tối ưu hiệu quả và tránh các tác dụng phụ của thuốc lên sức khỏe. Giữa tháng 9, chị gom noãn chu kỳ đầu tiên, thu được noãn duy nhất. Chu kỳ thứ hai, chị bận rộn nên lỡ mất thời điểm trứng rụng, sau đó quyết định tạm ngưng công việc tập trung điều trị.

Chu kỳ thứ ba và thứ tư, các bác sĩ gom noãn thành công, giúp người bệnh có 3 noãn trữ đông. Hiện chị tiếp tục được gom noãn trước khi dự trữ buồng trứng cạn kiệt hoàn toàn. "Nếu trì hoãn thêm vài tháng, dự trữ buồng trứng của người bệnh có thể hoàn toàn cạn kiệt, phải xin trứng để sinh con", bác sĩ Hạnh nói.

Dự kiến việc gom noãn của chị Thủy hoàn thành vào tháng 12, sau đó chồng chị Thủy sẽ được thu mẫu tinh trùng. Chuyên viên phôi học sử dụng noãn tươi của chu kỳ cuối cùng, rã đông các noãn của chu kỳ trước để thụ tinh ống nghiệm cùng tinh trùng.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ suy buồng trứng ở phụ nữ dưới 40 tuổi trước đây chỉ khoảng 1% nhưng hiện có xu hướng gia tăng. Tại IVF Tâm Anh, số bệnh nhân suy buồng trứng sớm chiếm khoảng 10% trường hợp điều trị vô sinh hiếm muộn. Dấu hiệu có thể nhận biết sớm là rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh không đều, biểu hiện suy giảm nội tiết như bốc hỏa, chóng mặt và buồn nôn, giảm ham muốn...

Bác sĩ Hạnh cho biết lợi thế của nhóm người bệnh trẻ tuổi suy buồng trứng sớm là chất lượng noãn còn tốt, tỷ lệ điều trị thành công cao, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu dự trữ buồng trứng càng thấp, cơ hội thu được số lượng noãn trưởng thành trong một lần chọc hút càng giảm. "Căng thẳng nhất là thời điểm chọc hút noãn, chỉ cần sai thời điểm hoặc không cẩn trọng khiến noãn hư hỏng, người bệnh sẽ phải tốn thêm nhiều lần chu kỳ IVF để gom noãn", bác sĩ Hạnh nói.

IVF Tâm Anh từng tiếp nhận những trường hợp khó hơn chị Thủy, như một bệnh nhân mới 18 tuổi đã suy buồng trứng. Trải qua 11 tháng, bác sĩ mới gom được đủ noãn cho một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, trong đó 3 tháng "trắng tay" không thu được noãn nào. Trường hợp gom noãn dài nhất lên tới gần 2 năm, do người bệnh có chỉ số dự trữ buồng trứng siêu thấp, gần như không ghi nhận trên kết quả xét nghiệm. Người bệnh sau đó đã sinh con khỏe mạnh bằng phôi duy nhất. Tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công trung bình ghi nhận ở IVF Tâm Anh là hơn 71%, đặc biệt ở độ tuổi dưới 28 tuổi lên đến 80,5%.

Suy buồng trứng sớm không chỉ gây nguy cơ vô sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và tinh thần của phụ nữ về lâu dài, như tăng nguy cơ loãng xương, bệnh tim mạch và các rối loạn nội tiết tự miễn khác.

Bác sĩ Hạnh khuyến cáo nữ giới dù độc thân hay đã kết hôn khi có các triệu chứng bất thường về kinh nguyệt nên đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản uy tín để được khám và điều trị tình trạng suy buồng trứng sớm (hay giảm dự trữ buồng trứng sớm) bằng các phương pháp hiệu quả giúp bảo tồn khả năng sinh sản bằng gom noãn hay gom phôi, cũng giống như bảo vệ sức khỏe tổng quát lâu dài. Trường hợp các bạn nữ trẻ, chưa kết hôn nên cân nhắc khám, phát hiện sớm các bất thường và suy nghĩ về phương pháp trữ noãn bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai nếu muốn trì hoãn thời gian sinh con đến thời điểm phù hợp.

Bản đồ