Trẻ hạn chế ăn gì tránh dậy thì sớm?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ hạn chế ăn gì tránh dậy thì sớm?

Trẻ hạn chế ăn gì tránh dậy thì sớm?
Con gái tôi 6 tuổi, ngực bắt đầu phát triển, hơi thừa cân, ít vận động. Bé nên hạn chế ăn gì để tránh dậy thì sớm? (Bảo Nghi, TP HCM)

Trả lời:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dậy thì sớm được xác định khi bé gái có dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Biểu hiện dậy thì sớm ở bé gái gồm ngực phát triển, mọc lông ở vùng kín, nách, tiết dịch âm đạo, có kinh nguyệt hoặc nổi mụn. Dấu hiệu ở bé trai là phát triển cơ quan sinh dục, mọc lông vùng kín, ria mép, vỡ giọng, nổi mụn.

Trẻ dậy thì sớm có thể liên quan đến bệnh lý hay vấn đề sức khỏe, ví dụ bất thường nội tiết, nang buồng trứng, u buồng trứng, u tuyến yên, u tuyến thượng thận... Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến trẻ dậy thì sớm như thừa cân hoặc béo phì, ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều hóa chất và các yếu tố tâm lý, môi trường khác.

Để giảm nguy cơ trẻ dậy thì sớm, phụ huynh cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng những cách sau.

Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chế biến sẵn: Lạm dụng thức ăn chứa nhiều chất béo như đồ chiên, xào có thể làm rối loạn hormone, kích thích quá trình dậy thì sớm. Những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng, dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Tăng cường protein thực vật: Ăn nhiều protein từ động vật có nguy cơ dậy thì sớm hơn. Thay thế bằng protein thực vật như đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ như bí, ngô, cà rốt, cà chua là cần thiết.

Không lạm dụng thịt và sữa động vật: Các hóa chất tích tụ trong mô động vật có thể ảnh hưởng đến nội tiết. Bé nhà bạn nên giảm thịt và các sản phẩm từ sữa bò, thay thế bằng các loại sữa thực vật như sữa hạnh nhân, óc chó.

Vận động và khám sức khỏe: Trẻ cần được khuyến khích vận động thường xuyên, phù hợp với thể trạng. Tập thể dục góp phần tiêu hao năng lượng, tăng cường sức khỏe xương khớp, điều hòa nội tiết.

Bạn có thể đưa bé đến khám dậy thì sớm tại các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi, nội tiết, dinh dưỡng để được chẩn đoán, tư vấn cụ thể. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học giúp can thiệp hoặc hạn chế nguy cơ dậy thì sớm.

Trẻ hạn chế ăn gì tránh dậy thì sớm?
Con gái tôi 6 tuổi, ngực bắt đầu phát triển, hơi thừa cân, ít vận động. Bé nên hạn chế ăn gì để tránh dậy thì sớm? (Bảo Nghi, TP HCM)

Trả lời:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dậy thì sớm được xác định khi bé gái có dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Biểu hiện dậy thì sớm ở bé gái gồm ngực phát triển, mọc lông ở vùng kín, nách, tiết dịch âm đạo, có kinh nguyệt hoặc nổi mụn. Dấu hiệu ở bé trai là phát triển cơ quan sinh dục, mọc lông vùng kín, ria mép, vỡ giọng, nổi mụn.

Trẻ dậy thì sớm có thể liên quan đến bệnh lý hay vấn đề sức khỏe, ví dụ bất thường nội tiết, nang buồng trứng, u buồng trứng, u tuyến yên, u tuyến thượng thận... Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến trẻ dậy thì sớm như thừa cân hoặc béo phì, ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều hóa chất và các yếu tố tâm lý, môi trường khác.

Để giảm nguy cơ trẻ dậy thì sớm, phụ huynh cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng những cách sau.

Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chế biến sẵn: Lạm dụng thức ăn chứa nhiều chất béo như đồ chiên, xào có thể làm rối loạn hormone, kích thích quá trình dậy thì sớm. Những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng, dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Tăng cường protein thực vật: Ăn nhiều protein từ động vật có nguy cơ dậy thì sớm hơn. Thay thế bằng protein thực vật như đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ như bí, ngô, cà rốt, cà chua là cần thiết.

Không lạm dụng thịt và sữa động vật: Các hóa chất tích tụ trong mô động vật có thể ảnh hưởng đến nội tiết. Bé nhà bạn nên giảm thịt và các sản phẩm từ sữa bò, thay thế bằng các loại sữa thực vật như sữa hạnh nhân, óc chó.

Vận động và khám sức khỏe: Trẻ cần được khuyến khích vận động thường xuyên, phù hợp với thể trạng. Tập thể dục góp phần tiêu hao năng lượng, tăng cường sức khỏe xương khớp, điều hòa nội tiết.

Bạn có thể đưa bé đến khám dậy thì sớm tại các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi, nội tiết, dinh dưỡng để được chẩn đoán, tư vấn cụ thể. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học giúp can thiệp hoặc hạn chế nguy cơ dậy thì sớm.

Bản đồ