Thủ phạm gây ung thư gan

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ phạm gây ung thư gan

Thủ phạm gây ung thư gan
Nguyên nhân chính gây ung thư gan là nhiễm virus viêm gan B, C và uống nhiều rượu bia, ngoài ra có các yếu tố làm tăng nguy cơ như béo phì, tiểu đường.

Globocan năm 2022 ghi nhận Việt Nam có khoảng 24.500 ca mắc mới ung thư gan, đứng thứ hai về ca bệnh và đứng đầu về tỷ lệ tử vong trong các loại ung thư. Trung bình cứ 100.000 người có 8 người bị ung thư gan.

Ung thư gan nguy hiểm, thường phát hiện trễ do không có triệu chứng đặc hiệu. Bệnh được phát hiện khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vị trí trong gan, di căn đến các cơ quan xa. Lúc này khó điều trị, tốn kém, hiệu quả không cao.

Ngày 6/5, bác sĩ Phạm Công Khánh, Trưởng khoa Gan - Mật - Tụy, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết nhiều tác nhân từ lối sống đến chế độ ăn uống, bệnh tật, trong đó chủ yếu là viêm gan và uống nhiều rượu bia, dẫn đến ung thư gan.

Viêm gan virus B, C: Việt Nam ghi nhận khoảng 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B và C. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư gan do tiến triển từ viêm gan virus B, khoảng 5% bệnh nhân ung thư gan do virus viêm gan C.

Bác sĩ Khánh giải thích virus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính diễn biến từ viêm gan cho đến xơ gan, ung thư gan. Hai loại viêm gan này không có triệu chứng cụ thể, hủy hoại gan âm thầm nên người bệnh thường không có biện pháp kiểm soát dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Người bệnh viêm gan B, C nếu uống nhiều bia rượu càng đẩy nhanh tốc độ tiến tới ung thư gan.

Uống nhiều rượu bia: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình một người Việt từ 15 tuổi trở lên uống 8,3 lít cồn nguyên chất mỗi năm, tương đương 21 lít rượu hoặc 170 lít bia.

Khi rượu bia vào cơ thể, khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và khí thở, 90% đi thẳng đến gan. Uống quá nhiều rượu bia khiến gan quá tải, không thể đào thải hết chất độc, lâu ngày làm gan nhiễm độc gây xơ gan, biến chứng thành ung thư gan.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư gan liên quan lối sống như thừa cân, béo phì, lười vận động, thức khuya, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, lạm dụng thuốc gây hại gan...

Tình trạng béo phì ở Việt Nam đang tăng nhanh. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết đây là hậu quả của chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học như tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ và thói quen lười vận động.

Theo bác sĩ Duy Tùng, béo phì làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa gây viêm gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Lượng mỡ dư thừa ở gan lâu ngày dễ dẫn đến viêm gan, phá hủy tế bào gan gây xơ hóa, ung thư gan.

Tiểu đường type 2: Những thay đổi do bệnh tiểu đường đẩy nhanh quá trình hình thành sẹo ở mô gan, tổn thương này trong thời gian dài có thể trở thành ung thư biểu mô tế bào gan. Người bị tiểu đường type 2 có nguy cơ ung thư gan cao hơn người không mắc bệnh tiểu đường. Nguy cơ này càng tăng nếu người bệnh vừa mắc tiểu đường, vừa bị viêm gan siêu vi mạn tính hoặc nghiện rượu bia. Ngoài ra, nhóm người bệnh tiểu đường type 2 thường có xu hướng thừa cân, béo phì nên có thể gặp nhiều vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan.

Bộ Y tế ghi nhận trong vòng 10 năm qua, số ca tiểu đường tăng nhanh, từ 2,7% dân số độ tuổi 18-69 (năm 2002) lên 5,4% (năm 2012), hơn 7% năm 2021. Dự báo số người mắc bệnh tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

Bác sĩ Khánh khuyến nghị phòng bệnh gan từ sớm bằng cách không uống rượu bia, kết hợp ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng. Tiêm vaccine và kiểm tra sức khỏe định kỳ góp phần phòng viêm gan B. Bệnh viêm gan C chưa có vaccine nhưng đã có thuốc đặc trị.

Người bệnh nhiễm siêu vi viêm gan B và C cần theo dõi định kỳ 3-6 tháng một lần và tầm soát ung thư gan. Người có triệu chứng đau bụng sườn bên phải, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, chán ăn, màu da và niêm mạc có màu vàng... cần đến bệnh viện khám sớm.

Bản đồ