Sai lầm khi xử trí vết thương kiến ba khoang

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sai lầm khi xử trí vết thương kiến ba khoang

Sai lầm khi xử trí vết thương kiến ba khoang
Không rửa sạch vùng tiếp xúc với kiến, tự đoán bệnh và dùng thuốc, nặn mụn nước, cào gãi khiến tổn thương nặng hơn, dễ biến chứng.

BS.CKI Thạch Thị Hoàng Dung, đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết miền Nam vẫn đang trong mùa mưa, nhiều người bị bỏng độc kiến ba khoang, nhiễm trùng, viêm da nặng, để lại sẹo xấu. Bác sĩ Dung chỉ ra những sai lầm thường gặp trong xử trí vết thương khi tiếp xúc kiến ba khoang khiến bệnh nặng hơn.

Không rửa sạch vết thương ngay

Chất pederin trong dịch tiết của kiến ba khoang là loại axit có độc tính mạnh gấp 10-15 lần nọc độc của rắn hổ mang, dù không đủ gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại kích ứng da mạnh. Nếu không rửa sạch ngay vùng da tiếp xúc với dịch tiết của kiến với xà phòng và nước sạch, một lượng nhỏ pederin cũng có thể kích hoạt phản ứng viêm tại chỗ, làm bỏng da, ngứa, rát, sưng đỏ do giãn mạch, phồng rộp, mụn nước, mụn mủ...

Dù pederin bị pha loãng bởi dịch tiết của sang thương, nước hoặc mồ hôi vẫn có thể gây hại nếu lan sang vùng da khác. Dính độc pederin vào mắt có thể dẫn đến viêm, tổn thương kết mạc, nặng hơn là mất thị lực tạm thời.
Cào gãi, sờ chạm vào vết thương

Độc kiến ba khoang gây ngứa rát nhiều. Phản xạ cào gãi, sờ chạm vào vết thương khiến vùng da bệnh có thể trầy xước, tổn thương sâu hơn. Các loại vi khuẩn, vi trùng trên ngón tay làm tăng nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng, bội nhiễm. Pederin có thể dính vào ngón tay, từ đó lan sang các vùng khác gây tổn thương thêm. Người bệnh nên kiềm chế cơn ngứa bằng cách đắp khăn lạnh hoặc dùng thuốc kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ.

Tự mua thuốc điều trị

Bác sĩ Dung cho biết nhiều người thường nhầm tổn thương do kiến ba khoang với zona thần kinh và ngược lại. Một số trường hợp tới hiệu thuốc mua thuốc kháng virus zona hoặc thuốc xanh methylen thoa lên vết thương. Không ít người cũng tự đoán và tự chữa bệnh bằng cách nặn, lể mụn nước, mụn mủ; hoặc dùng mẹo dân gian như thoa dầu gió, đắp hạt đậu xanh giã nhuyễn, lá trầu, vẽ khoán... Điều trị sai cách khiến bệnh không cải thiện mà còn nổi thêm nhiều mẩn đỏ, chùm mụn mủ, đau rát, viêm loét, nhiễm trùng nặng hơn.

Kiêng nước và gió

Theo bác Dung, quan niệm các bệnh có triệu chứng nổi mụn, phỏng nước ngoài da như bỏng do độc kiến ba khoang, zona thần kinh, thủy đậu... phải ở trong phòng kín, tránh tiếp xúc với nước, gió, ánh nắng để bệnh mau khỏi là chưa đúng.

Ngay khi tiếp xúc với kiến ba khoang, cần rửa vết thương nhiều lần dưới vòi nước chảy để làm sạch độc tố pederin trên da. Người bệnh có thể bật quạt, điều hòa ở nơi có gió để tránh đổ mồ hôi khiến độc pederin trong sang thương đến sang vị trí da khác.

Trong thời gian này, người bệnh cần tắm, vệ sinh cơ thể hàng ngày để làm sạch mồ hôi, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ trên da, giảm ngứa. Khi ra ngoài, người bệnh chỉ cần che chắn vùng sang thương để tránh bụi bẩn tiếp xúc trực tiếp với các vết mụn mủ.

Người tiếp xúc với kiến ba khoang cần sơ cứu đúng cách và tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trường hợp sang thương nặng, nổi mụn mủ, phồng rộp diện rộng, đau nhức nhiều, ở vị trí nhạy cảm như mắt, mặt hay vùng sinh dục, người bệnh nên tới bệnh viện sớm nhất.

Bản đồ