Nỗ lực giữ con cho người mẹ bị quá kích buồng trứng

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nỗ lực giữ con cho người mẹ bị quá kích buồng trứng

Nỗ lực giữ con cho người mẹ bị quá kích buồng trứng

TP HCMNgười phụ nữ 34 tuổi quá kích buồng trứng, bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ nỗ lực giữ em bé chào đời an toàn, được cho là ca bệnh hy hữu trong y văn.

 

Bệnh nhân ngụ TP Thủ Đức, đậu thai sau khi tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), hồi đầu tháng 3. Thai càng phát triển, bụng chị càng căng tức, phải nghỉ việc nằm nghỉ ngơi một chỗ. Bác sĩ siêu âm phát hiện rất nhiều nang noãn phát triển làm kích thước buồng trứng hai bên to bất thường.

 

Thai 16 tuần, chị khó thở nhiều, hai chân phù to, vào cấp cứu, điều trị một tuần tại Bệnh viện Từ Dũ. Buồng trứng tiếp tục to thêm, chị không thể đi lại vận động. Bụng chứng to lên tận xương ức nên chị không thể nằm ngủ bình thường mà nằm đầu cao 30 độ rồi tăng lên 45 độ, 60 độ và cuối cùng gần như ngồi thở, phù toàn thân. Ròng rã đến tuần 25, chị vào cấp cứu trở lại vì khó thở dữ dội.

 

Ngày 4/11, BS.CK2 Vương Đình Bảo Anh, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết khi ấy dù áp dụng nhiều biện pháp điều trị, vẫn không thể kéo dài tình trạng của thai phụ. Các bác sĩ buộc phải phẫu thuật giảm áp lực ổ bụng và cắt lọc mô buồng trứng quá kích hai bên, hôm 13/8.

 

"Bệnh viện gặp các ca quá kích buồng trứng ở nhiều mức độ, nhưng chưa có ca nào mức độ trầm trọng phải thực hiện phẫu thuật như thế này", bác sĩ nói. Quá kích buồng trứng xảy ra do do đáp ứng quá mức của cơ thể với thuốc kích thích trứng được sử dụng trong phác đồ điều trị vô sinh hiếm muộn.

Sau cuộc mổ hút 10 lít dịch trong ổ bụng, cắt lọc mô buồng trứng quá kích, thai phụ hồi phục "vô cùng ngoạn mục và ấn tượng". Ngày đầu sau mổ, chị giảm từ 65 kg còn 45 kg, "cảm thấy người nhẹ hẳn" nhưng do tình trạng nằm lâu một chỗ nên chị không thể ngồi dậy và vận động như bình thường.

 

Các bác sĩ lên thực đơn riêng mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn con, hỗ trợ tập vật lý trị liệu để có thể vận động dần. Tuy nhiên, do ảnh hưởng quá kích buồng trứng kéo dài gây rối loạn dinh dưỡng khó hồi phục, người mẹ không lên cân, thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung. Kéo dài thêm một tháng, bác sĩ cho chị nhập viện để mổ sinh khi thai hơn 36 tuần.

Bé gái chào đời nặng 2,1 kg, khóc to, hồng hào, được theo dõi tại khoa sơ sinh, ngày 24/10. Sau hai ngày, bé ổn định hô hấp, tim mạch và tự bú tốt, được đưa về với mẹ. Vết mổ của người mẹ cũng khô sạch, đi lại vận động, ăn uống bình thường, vừa xuất viện sau hành trình dài nhiều gian nan.

 

Đại diện bệnh viện cho biết ca này rất đặc biệt nên sẽ báo cáo thế giới để ghi nhận vào y văn.

Bản đồ