Những thói quen ăn uống thúc đẩy ung thư

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thói quen ăn uống thúc đẩy ung thư

Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan

Chuyên Bán Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan Tại Hà Nội. Free Ship Toàn Quốc. 

Địa chỉ: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 0363857742

 

Những thói quen ăn uống thúc đẩy ung thư
Ăn thực phẩm nhiều đường, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, nấu ở nhiệt độ cao có thể làm tăng tình trạng viêm, thúc đẩy sản sinh tế bào ung thư.

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Có hơn 10 triệu người tử vong do ung thư theo số liệu của Tổ chức Ung thư Toàn cầu Globocan năm 2020.

ThS.BS.CKI Ngô Tuấn Phúc, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, dẫn nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 trường hợp ung thư có liên quan đến lối sống, bao gồm thói quen ăn uống không lành mạnh. Một số thói quen ăn uống dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Thực phẩm nhiều đường và carbohydrate tinh chế: Carbohydrate tinh chế là loại carbohydrate đã qua chế biến và loại bỏ hầu hết chất xơ, vitamin, khoáng chất. Carbs tinh chế được hấp thu nhanh, chỉ số đường huyết cao.

Ăn món nhiều đường nhưng ít chất xơ và các chất dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Ăn nhiều thực phẩm loại này khiến nồng độ đường trong máu tăng cao, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh lý ác tính như ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư vú...

Chỉ số đường huyết (Glycemic index - GI) thể hiện tốc độ cơ thể chuyển đổi carbohydrate thành glucose (đường). Chỉ số càng lớn làm tăng đường huyết càng nhanh. Ngược lại, chỉ số đường huyết thấp ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thói quen sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (từ 70 trở lên) được chứng minh có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư bàng quang, ung thư thận...

Có hai loại carbs tinh chế là các loại đường đã qua chế biến (đường ăn, siro bắp...); ngũ cốc đã qua chế biến (mì trắng làm từ lúa mì tinh chế). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng thực phẩm có chỉ số GI thấp và các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế thay vì sử dụng các đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ngọt... để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Thói quen sử dụng thịt chế biến sẵn: Thịt được tẩm ướp nhiều muối, trải qua nhiều công đoạn chế biến, thêm các chất bảo quản hóa học không tốt cho sức khỏe. Một số loại thịt chế biến sẵn phổ biến trên thị trường bao gồm xúc xích, thịt hun khói...

Bác sĩ Phúc dẫn các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn dễ mắc bệnh ung thư hơn, nhất là các bệnh ung thư đại trực tràng. Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa thịt chế biến sẵn vào danh sách các thành phần gây ung thư ở người.

Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) khuyến cáo nên hạn chế sử dụng thịt chế biến sẵn hoặc sử dụng ít nhất có thể. Bổ sung cá, thịt gia cầm nạc, thịt nạc hoặc phô mai ít béo vào thực đơn hàng ngày.

Ăn thịt đỏ vượt quá hàm lượng khuyến cáo: Thịt đỏ gồm các loại thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt cừu... Tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư, gồm ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư tiền liệt tuyến...

Thịt đỏ giàu protein, sắt và một số vi chất dinh dưỡng cần thiết khác. Một người không dùng quá 350-500 g thịt đỏ nấu chín (tương đương khoảng 700-750 g thịt chưa nấu chín) trong một tuần để giảm nguy cơ ung thư.

Thức ăn chế biến ở nhiệt độ cao: Một số loại thực phẩm được nướng, chiên, xào ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các hợp chất có hại như amin dị vòng (HA), phân tử glycat hóa bền vững (AGEs), hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Chúng tích tụ quá mức trong cơ thể, làm tổn thương đến phân tử ADN, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào ung thư.

Cách chế biến khác như hấp, luộc, hầm giúp giữ được dưỡng chất tốt trong thực phẩm. Chế biến thực phẩm bằng cách dùng nồi áp suất, rang hoặc nướng ở nhiệt độ thấp để tránh làm cháy thức ăn.

Bên cạnh đó, nên tăng cường sử dụng rau củ quả xanh, trái cây tươi (chứa nhiều chất chống oxy hóa, phytochemical và vitamin); ngũ cốc, các loại hạt, đậu (chứa nhiều chất xơ); các loại gia vị như tỏi (chứa allicin), quế.

Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật giúp giảm nguy cơ ung thư và các bệnh lý tim mạch. Ăn cá trong thực đơn hàng ngày (thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, giảm viêm), một số sản phẩm sữa tiệt trùng (chứa axit béo có lợi, axit linoleic và vitamin)... Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu và Dinh dưỡng có thể tư vấn chi tiết chế độ dinh dưỡng cân bằng và phòng ngừa ung thư.

Bản đồ