Những người nên tiêm chất nhờn cho khớp gối

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những người nên tiêm chất nhờn cho khớp gối

Những người nên tiêm chất nhờn cho khớp gối
Tiêm chất nhờn cho khớp gối giúp cải thiện các triệu chứng, nhưng không phải mọi người bệnh đều phù hợp với phương pháp điều trị này.

Trong dịch khớp có một thành phần là axit hyaluronic, chịu trách nhiệm bôi trơn các mô mềm, bao phủ bên trên lớp bề mặt sụn khớp, có tính nhớt và đàn hồi tùy theo lực tác động. Khi tác động một lực lớn, chất nhờn có tính đàn hồi, còn tác động lực nhẹ thì lại như dầu bôi trơn, bảo vệ khớp. Lượng axit hyaluronic trong dịch khớp cũng suy giảm khi khớp bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như tổn thương dây chằng bên trong, tổn thương sụn chêm, thoái hóa khớp gối...

ThS.BS.CKI Đào Duy An Duy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tiêm chất nhờn vào khớp gối là thủ thuật tiêm axit hyaluronic giúp tăng trọng lượng và nồng độ phân tử của axit hyaluronic tự nhiên, vốn có sẵn trong khớp. Nhờ đặc tính kháng viêm, nó cải thiện tình trạng đau nhức, phục hồi chức năng vận động của khớp và bổ sung chất dinh dưỡng tái tạo sụn khớp. Tác dụng có thể kéo dài vài tháng đến một năm. Phương pháp này thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ trung bình tới nặng vừa, các trường hợp thoái hóa khớp gối đã áp dụng những phương pháp điều trị bảo tồn khác nhưng không đáp ứng tốt.
Tiêm chất nhờn khớp gối chống chỉ định khi cơ địa dễ dị ứng hoặc dị ứng với thành phần của thuốc axit hyaluronic; người bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng phổi, đường tiểu hoặc nhiễm trùng ở vùng da gần khớp gối; gặp những vấn đề rối loạn hoặc một số bệnh lý khác... Khi khớp gối đã tổn thương quá mức như thoái hóa khớp gối giai đoạn cuối thì tiêm chất nhờn không còn có tác dụng.

Theo bác sĩ Duy, tiêm chất nhờn vào khớp gối khá an toàn. Tuy nhiên cũng như bất kỳ phương pháp điều trị khác, thủ thuật này cũng có một số rủi ro nhất định. Do đó, người bệnh nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo tiêm thuốc đúng vị trí, tránh nhiễm trùng, được bác sĩ theo dõi và kịp thời xử lý nếu xuất hiện biến chứng.

Ví dụ, do phản ứng viêm màng hoạt dịch với tinh thể thuốc, người bệnh có thể bị đau nhiều trong 12-24 giờ sau tiêm. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc chống viêm, giảm đau. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng teo da, mất sắc tố da ở chỗ tiêm do tiêm nhiều lần cùng một vị trí hoặc tiêm quá nông. Một số trường hợp hiếm gặp khác như người bệnh bị vã mồ hôi, choáng váng, ho khàn, khó thở, tức ngực, rối loạn cơ tròn...
Bác sĩ Duy cho biết bên cạnh tiêm chất nhờn, tùy tình trạng khớp, người bệnh có thể được chỉ định tiêm các loại khớp khác như collagen, huyết tương giàu tiểu cầu PRP... Người bệnh cần được bác sĩ khám trực tiếp, chỉ định chụp chiếu (nếu cần) để đưa ra chẩn đoán chính xác và chỉ định loại thuốc tiêm thích hợp.

Bản đồ