Những hiểu lầm thường gặp về sức khỏe thận

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những hiểu lầm thường gặp về sức khỏe thận

Những hiểu lầm thường gặp về sức khỏe thận
Uống nhiều nước, ăn nhiều đạm, tiêu thụ các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thận, tuy nhiên phụ thuộc vào mức độ cũng như số lượng.

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc chất thải. Bên trong thận, máu đi qua các đơn vị lọc gọi là nephron. Nephron loại bỏ chất dư thừa như muối và kali, sau đó đưa chúng đến bàng quang để bài tiết ra ngoài.

Nhiều người gặp vấn đề về thận mà không có triệu chứng, tiến sĩ Blaise Abramovitz, chuyên khoa thận tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh, cho biết. Nếu chất thải tích tụ làm giảm chức năng của thận, mọi người có thể bị mệt mỏi, khó thở, sưng bàn chân và mắt cá chân. Suy giảm chức năng thận thường không thể phục hồi, dẫn đến phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Các chuyên gia đã chỉ ra những yếu tố và một số hiểu lầm liên quan sức khỏe thận.

Đầu tiên là bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Tiến sĩ Abramovitz cho biết, khoảng 75% số bệnh nhân thận của ông gặp một trong hai, hoặc cả hai vấn đề sức khỏe này. Chức năng thận phụ thuộc vào lưu lượng máu qua các mạch máu nhỏ trong nephron. Bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu, tăng huyết áp cũng khiến mạch máu co lại.

Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều protein cũng có hại đối với thận. Việc lọc chất thải được tạo ra khi xử lý đạm đòi hỏi thận làm việc nhiều hơn, chuyên gia dinh dưỡng Becky Brosch cho biết.
Một số người cho rằng uống quá nhiều nước có thể khiến thận quá tải. Điều này trên thực tế khó xảy ra. Trong điều kiện bình thường, một người khó để uống một lượng nước khiến thận không thể lọc máu kịp. Tuy nhiên, nếu uống nước dồn dập trong thời gian ngắn, mọi người có thể bị loãng chất điện giải dẫn đến hạ natri máu.

Uống đủ nước có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Sỏi thận là những khối khoáng chất cứng, thường xuất hiện ở một bên thận. Người bệnh sẽ bị đau dữ dội bên dưới xương sườn. Tùy thuộc vào kích thước của sỏi, bác sĩ chỉ định dùng thuốc hoặc tán sỏi bằng sóng siêu âm.

Một số người cho rằng thuốc kháng viêm không kê đơn có hại đối với thận. Điều này đúng, tuy nhiên, theo tiến sĩ Sarah Sanghavi, chuyên khoa thận tại Đại học Washington, thuốc chỉ gây nguy hiểm với liều cao. Trường hợp có hại nhất là uống nhiều NSAID (thuốc kháng viêm không steroid, như ibuprofen và naproxen) hơn mức khuyến nghị để tập luyện hoặc dùng chúng trong các sự kiện thể thao sức bền mà không đủ nước.

Hai loại xét nghiệm máu - một cho creatinine và một cho eGFR - là bước quan trọng trong chẩn đoán người bị suy giảm chức năng thận.

Creatinine là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa cơ bắp mà thận lọc ra khỏi máu; xét nghiệm này đo lượng creatinine còn lại. Chỉ số cao (trên 1,35 mg/dL đối với nam giới) là xấu.

eGFR (tốc độ lọc cầu thận) đo lường hiệu quả lọc máu của thận. Chỉ số trên 60 là tốt. eGFR được sử dụng để chẩn đoán bệnh thận mạn tính (CKD). Bác sĩ sẽ chuyển đổi chỉ số eGF thành các giai đoạn.

Bản đồ