Những điều nên biết về ngưng thở khi ngủ

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những điều nên biết về ngưng thở khi ngủ

Những điều nên biết về ngưng thở khi ngủ
Béo phì làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng đến tim mạch, có thể gây đột quỵ nếu không được chữa trị kịp thời.

Thừa cân làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là rối loạn giấc ngủ liên quan đến nhịp thở. Bệnh có ba dạng chính là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA) và ngưng thở khi ngủ hỗn hợp.

Một số tình trạng sức khỏe làm tăng khả năng mắc bệnh. Cụ thể OSA phổ biến nhất ở người thừa cân hoặc béo phì. Cân nặng dư thừa có thể làm tích tụ chất béo ở cổ, chặn đường thở trên trong khi ngủ. Đây là lý do tại sao ngáy ngủ là một trong những triệu chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến.

Tăng chu vi bụng do mỡ thừa có thể chèn ép thành ngực, làm giảm thể tích phổi. Dung tích phổi giảm làm giảm luồng không khí, khiến đường hô hấp trên dễ suy yếu trong khi ngủ. Nguy cơ OSA tiếp tăng khi chỉ số khối cơ thể (BMI) càng cao.

Các nguyên nhân khác như amidan to chặn đường thở, cổ to hoặc họng hẹp, rối loạn nội tiết (bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp), trào ngược axit, bệnh phổi và các vấn đề về tim.

Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến tim mạch

Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tim mạch theo nhiều cách. Mỗi lần tình trạng ngừng thở xảy ra, nguồn cung cấp oxy của cơ thể giảm xuống, làm huyết áp cao hơn và nhịp tim tăng lên, khiến người ngủ thức giấc. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến xơ vữa động mạch (tích tụ mảng bám trong mạch máu) liên quan đến đau tim, đột quỵ, huyết áp cao.

Mối quan hệ giữa hội chứng giảm thông khí do béo phì và ngưng thở khi ngủ

OSA thường tồn tại đồng thời ở người mắc hội chứng giảm thông khí do béo phì (OHS). Ở người mắc hội chứng này, trọng lượng dư thừa tạo áp lực lên thành ngực, chèn ép phổi, do đó cản trở khả năng hít thở sâu, đều đặn. Đa số những người mắc OHS cũng bị ngưng thở khi ngủ. Nguy cơ có liên quan đến BMI lớn hơn 50. Giống như chứng ngưng thở khi ngủ, OHS gây ra huyết áp cao, suy tim, có thể làm giảm oxy, tăng nồng độ carbon dioxide trong máu.

Uống bia rượu thường xuyên khiến nhịp thở chậm, hơi thở nông hơn bình thường, giảm khả năng thở. Phòng ngừa tình trạng này bằng cách không nên sử dụng đồ uống có cồn, ưu tiên nước trái cây và trà thảo mộc, giảm lo lắng và cải thiện giấc ngủ.

Khi thời tiết hanh khô, gia đình nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm viêm xoang, nứt nẻ môi, chảy nước mũi. Thiết bị này giúp mở đường thở, giảm tắc nghẽn, hỗ trợ nhịp thở, cải thiện triệu chứng ngưng thở khi ngủ.

Bản đồ