Người mắc ung thư phổi nên ăn gì?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người mắc ung thư phổi nên ăn gì?

Người mắc ung thư phổi nên ăn gì?
Người ung thư phổi khi điều trị thường sẽ gặp một số tác dụng phụ như chán ăn, thay đổi vị giác, do đó nên thường xuyên thay đổi món ăn mới, tiêu thụ thực phẩm giàu protein.

Ung thư phổi là một trong ba ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư toàn cầu. Tại Việt Nam, năm 2022 ghi nhận 26.262 ca mắc mới và 23.797 ca tử vong vì căn bệnh này.

Ung thư phổi được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm khoảng 10 - 15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 85%. Ung thư phổi không tế bào nhỏ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường, các bệnh lý mãn tính của phổi...

ThS.BS.Trần Thị Thắm, Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người bệnh ung thư khi điều trị thường sẽ gặp một số tác dụng phụ như chán ăn, thay đổi vị giác... dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng. Ước tính 10-20% bệnh nhân ung thư tử vong do hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng mà không phải do chính khối u. Do đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư.

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và độc tính của phương pháp điều trị. Dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh giảm tình trạng suy kiệt, hạn chế tác dụng phụ của thuốc và các phương pháp điều trị ung thư. Dinh dưỡng cũng giúp cung cấp đủ năng lượng, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch, phòng ngừa và phục hồi tình trạng suy mòn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh nhân ung thư phổi nên tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều Omega 3, EPA như cá hồi, dầu oliu, các loại cá biển sâu, cá da trơn. Ăn cá 3 lần trên tuần, hoặc có thể uống bổ sung viên dầu cá 3g/ngày. Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, C, A, selen có khả năng chống oxy hóa như cà rốt, giá đỗ xanh, cà chua, rau ngót, rau muống. Rau thơm, gia vị như tỏi, hành, hẹ...

Đồng thời, hạn chế dưa, cà muối, các thực phẩm chứa nhiều axit béo như các món thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay; các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội; các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu...

Không nên dùng dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần; các loại thức ăn bị nấm mốc như lạc mốc, đỗ đậu, hạt bí, hạt dưa bị mốc; các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Đặc biệt, khi chán ăn, bệnh nhân nên chọn thực phẩm dễ chế biến, nhiều chất béo tự nhiên là hạnh nhân, quả bơ. Thường xuyên thay đổi món ăn mới. Trong bữa ăn, dùng thực phẩm giàu protein trước như thịt gà, cá, đậu, trứng, rồi sau đó ăn cơm, khoai củ, tiếp đến là các loại hạt giàu chất béo, quả chín...

Nên ăn thức ăn mềm, lỏng. Khi bị thay đổi vị giác, người bệnh có thể đột nhiên cảm thấy thức ăn quá nhạt, quá mặn, hoặc có vị kim loại. Nếu cảm thấy quá ngọt hay mặn nên thêm vị chua như chanh, thức ăn có vị kim loại có thể thêm mật ong.

Khi bị viêm niêm mạc miệng hoặc thực quản thì nên tiêu thụ thức ăn mềm, không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Bản đồ