Người bệnh mỡ máu cao có nên ăn thịt bò?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người bệnh mỡ máu cao có nên ăn thịt bò?

Người bệnh mỡ máu cao có nên ăn thịt bò?
Mẹ tôi mắc bệnh mỡ máu cao, ăn thịt bò thường xuyên được không, cần lưu ý gì? (Ngọc Cầm, TP HCM)

Trả lời:

Bệnh mỡ máu cao (rối loạn mỡ máu) là tình trạng tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL) hoặc chất béo trung tính (triglyceride) hoặc tăng cả hai loại này, đồng thời giảm nồng độ cholesterol tốt (HDL) trong máu. Điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu, hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, vỡ mạch máu não, đột quỵ.

Người bệnh mỡ máu cao có thể ăn thịt bò nhưng cần giới hạn hàm lượng tiêu thụ không vượt quá ngưỡng an toàn về lượng protein, chất béo bão hòa. Hàm lượng chất béo bão hòa mỗi ngày không nên nhiều hơn 13 g hoặc 6% tổng lượng calo hấp thụ. 100 g thịt bò loại 10% béo có thể chứa 4,438 g chất béo bão hòa.

Người bệnh cũng được khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 15% tổng lượng calo hấp thụ hàng ngày đến từ protein. Theo đó, người bệnh tránh ăn quá 326 g thịt bò hoặc 75 g protein thịt bò mỗi ngày tính trên một khẩu phần ăn tiêu chuẩn 2.000 kcal.

Tuy nhiên, cơ địa và nồng độ mỡ trong máu của mỗi người bệnh thường khác nhau. Giá trị dinh dưỡng trong thịt bò khác biệt, phụ thuộc vào vị trí của phần thịt, giống bò, độ tuổi, điều kiện chăn nuôi. Người bệnh có thể khó định lượng hàm lượng chất béo bão hòa và protein trong thịt bò. Do đó, mẹ bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết được tần suất, hàm lượng tiêu thụ thịt bò phù hợp, tránh để bệnh tăng nặng hoặc biến chứng.

Ăn quá nhiều thịt bò có khả năng làm tăng nồng độ triglyceride, LDL và cholesterol tổng thể, dẫn đến tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Người bệnh mỡ máu cao ăn thịt bò với lượng vừa phải và đúng cách có thể cải thiện sức khỏe tổng thể. Nguồn protein chất lượng cao trong thực phẩm này có đủ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp, tác dụng hỗ trợ các hoạt động trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho tế bào. Nguồn vitamin (A, PP, B6, B9, B12, E, K) và các khoáng chất (sắt, kẽm, đồng, selen, canxi, magie) dồi dào trong thịt bò giúp tăng cường sức đề kháng, có khả năng ngăn ngừa hoặc hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, suy giảm trí nhớ, trầm cảm.

Người bệnh nên chọn loại thịt nạc, không da, ít mỡ. Hạn chế thịt bò từ các món chế biến sẵn, chứa chất bảo quản, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ hoặc chứa quá nhiều đường, muối. Nên ăn thịt bò cùng các món giàu chất xơ, ít chất béo, cholesterol như rau củ quả, đậu, các loại hạt.

Mẹ bạn nên thường xuyên vận động, tập luyện vừa sức, kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh để thừa cân hoặc béo phì khiến bệnh tăng nặng. Tái khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ tim mạch. Xét nghiệm mỡ máu giúp chủ động điều chỉnh, can thiệp kịp thời. Bổ sung tinh chất thiên nhiên như GDL-5 (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ) góp phần giảm lượng cholesterol toàn phần, hạn chế nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch.

Mẹ bạn nên đi khám dinh dưỡng, đo thành phần cơ thể bằng máy InBody 770 và xét nghiệm vi chất trong cơ thể bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC để xác định cơ thể đang thiếu, thừa dưỡng chất nào. Từ đó, bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bản đồ