Nếu mèo vẫn sống sau 10 ngày, có cần tiêm vaccine dại không?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu mèo vẫn sống sau 10 ngày, có cần tiêm vaccine dại không?

Nếu mèo vẫn sống sau 10 ngày, có cần tiêm vaccine dại không?
Con tôi 10 tháng tuổi bị mèo nhà cào, nếu sau 10 ngày mèo vẫn sống, có cần tiêm vaccine dại không? (Ngân Anh, 26 tuổi, Tây Ninh)

Trả lời:

Hầu hết trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại qua vết cắn, cào hoặc liếm của động vật lên vết thương hở, niêm mạc mắt, miệng. Khi bệnh khởi phát, gần 100% động vật và người tử vong.

Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do mèo cào, bao gồm cả mèo hoang và mèo nhà. Gần đây nhất là trường hợp nam giới, 36 tuổi ở Bình Thuận tử vong sau gần hai tháng bị mèo hoang cào. Hay vào tháng 11/2024, một người phụ nữ 53 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu tử vong do bệnh dại sau 6 tháng bị mèo nhà cào.

Bạn không nên chờ theo dõi mèo mới đưa bé đi tiêm, bởi thời gian ủ bệnh dại ngắn nhất có thể chưa đến 10 ngày. Việc tiêm vaccine giúp cơ thể sinh kháng thể chống lại mầm bệnh xâm nhập, bảo vệ an toàn cho bé.
Việt Nam hiện có hai loại vaccine ngừa dại gồm Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ). Liệu trình tiêm gồm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp không thể theo dõi con vật, bạn nên tiêm ngừa đủ 5 mũi phòng bệnh cho bé. Nếu mèo của bạn theo dõi được, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng vết thương và con vật có còn sống sau 10 ngày để chỉ định dừng tiêm. Lúc này, vaccine vẫn có tác dụng dự phòng. Ở những lần bị chó mèo cào cắn sau, bé chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vaccine dại và không cần dùng huyết thanh.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường chưa có nhận thức phòng bệnh, các cha mẹ nên quan sát khi trẻ chơi với động vật, tránh để trẻ quên hoặc giấu vết thương. Khi có nguy cơ phơi nhiễm, mọi người cần rửa sạch vết thương với nước và xà phòng liên tục trong 15 phút, tiếp tục sát khuẩn bằng cồn 45 - 70 độ sau đó đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng gần nhất.

Dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương, từ động vật nhiễm virus dại lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có hơn 10 triệu người bị súc vật nhiễm dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vaccine dại, khoảng 60.000 - 70.000 người chết do bệnh dại.

Bản đồ