Mắc ung thư ở tuổi xế chiều

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mắc ung thư ở tuổi xế chiều

Mắc ung thư ở tuổi xế chiều
TP HCMBà Loan, 80 tuổi, mắc ung thư tử cung giai đoạn sớm nhưng trì hoãn điều trị vì nghĩ thời gian sống không còn nhiều, sợ phẫu thuật thất bại.

Siêu âm tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho thấy nội mạc tử cung của bà Loan dày bất thường (trên 27 mm), khối tổn thương choán chỗ trong tử cung. BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, cho biết ở phụ nữ đã mãn kinh 30 năm như bà Loan, nội mạc tử cung dày kèm xuất huyết bất thường cảnh báo nguy cơ ung thư. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm, sinh thiết để chẩn đoán bệnh song bà Loan từ chối bởi "sợ mổ lúc tuổi già".

Được các con động viên, bà đến viện tái khám, sinh thiết ghi nhận có tế bào nghi ngờ ung thư biểu mô tuyến tử cung. Kết quả chụp MRI phát hiện có khối tổn thương choán chỗ trong tử cung.

Các bác sĩ điều trị ổn định huyết áp cho bà Loan, hai tuần sau đó phẫu thuật cắt tử cung toàn phần và buồng trứng, nạo hạch chậu hai bên. Kết quả giải phẫu xác định ung thư biểu mô tuyến tử cung độ một, vị trí khu trú trong tử cung. Bà được phẫu thuật triệt căn ở giai đoạn sớm nên không cần hóa, xạ trị.
Ung thư tử cung bắt nguồn từ lớp niêm mạc bên trong tử cung (nội mạc tử cung) tăng sinh bất thường, có liên quan đến biến đổi nội tiết tố bởi estrogen. Ung thư tử cung chia làm 4 giai đoạn, giai đoạn một là giai đoạn sớm nhất, các tế bào còn khu trú trong tử cung. Giai đoạn một, ung thư giới hạn tại thân tử cung. Giai đoạn hai lan đến cổ tử cung nhưng chưa ra khỏi tử cung. Giai đoạn ba, ung thư lan ra ngoài tử cung nhưng chưa đến trực tràng hoặc bàng quang. Giai đoạn 4 lan ra ngoài khung chậu hoặc xâm lấn tạng xa. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh này xếp sau các ung thư phụ khoa phổ biến như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng...

Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 55 đến 65 tuổi, trung bình khi chẩn đoán là 64 tuổi. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhiều trường hợp phát hiện muộn, người bệnh 70-80 tuổi có khuynh hướng không mổ vì quan niệm "thời gian sống không còn nhiều". Bác sĩ Mỹ Nhi khuyên các gia đình có người thân lớn tuổi, mắc ung thư phụ khoa nên động viên, khích lệ người bệnh khám và điều trị sớm, cơ hội khỏi bệnh cao, không cần hóa, xạ trị.

Ung thư tử cung có dấu hiệu cảnh báo gồm chảy máu hoặc tiết dịch bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau mãn kinh, tiểu khó, đau khi giao hợp, đau vùng xương chậu. Yếu tố nguy cơ gồm thừa cân, béo phì, tiểu đường, có kinh nguyệt quá sớm hoặc quá muộn, di truyền, mắc bệnh ung thư vú. Hiện chưa có phương pháp phòng ngừa, tuy nhiên phụ nữ lớn tuổi, mãn kinh cần đi khám phụ khoa định kỳ hoặc khám ngay khi có triệu chứng bất thường để có thể phát hiện sớm ung thư. Ngoài ra, có thể kiểm soát cân nặng để tránh béo phì, tiểu đường... nhằm giảm nguy cơ ung thư.

Bản đồ