Loãng xương - mối nguy thầm lặng từ tuổi 40

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Loãng xương - mối nguy thầm lặng từ tuổi 40

Loãng xương - mối nguy thầm lặng từ tuổi 40
Loãng xương được xem là "căn bệnh thầm lặng" vì diễn tiến âm thầm, không triệu chứng, lâu dần ảnh hưởng khả năng vận động, đe dọa chất lượng sống người bệnh.

"Nhiều người không phát hiện bệnh cho đến khi gãy xương lần đầu, thậm chí gãy xương nhiều lần, khiến việc điều trị trở nên khó khăn, chi phí cao", PGS.TS.BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP HCM, nói tại lễ hợp tác giữa Anlene và Hội Loãng xương Quốc tế, ngày 5/10.

Khảo sát thông qua việc tầm soát mật độ xương của gần 100.000 người Việt Nam do Viện Dinh dưỡng Quốc gia phối hợp thực hiện năm 2023-2024 cho thấy 50% người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ loãng xương và 27% đã loãng xương. Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ từ 50 tuổi lên đến 33%.

Ước tính, khoảng 3,6 triệu người Việt đang đối mặt với căn bệnh loãng xương. Dự kiến, số này tăng lên hơn 4,5 triệu vào năm 2030. Loãng xương là một bệnh lý của xương do sự suy giảm khối lượng chất khoáng trong xương và tổn thương vi cấu trúc của tổ chức xương, làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Các dấu hiệu thường gặp là đau lưng đột ngột, giảm chiều cong lưng, dễ gãy xương ngay cả khi va chạm nhẹ.
Theo phó giáo sư Thư, mật độ xương bắt đầu giảm dần sau 30 tuổi. Quá trình tạo xương cần đến 3 tháng, trong khi việc hủy xương diễn ra nhanh hơn, chỉ khoảng 3 tuần. Việc chăm sóc xương giai đoạn đầu đời đến trước 25-30 tuổi có thể góp phần giảm nguy cơ loãng xương giai đoạn sau đó. Các nghiên cứu cho thấy lượng canxi sử dụng trung bình từ bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam chỉ đạt 534,5 mg, thấp hơn nhiều so với mức khuyến nghị 1.300 mg mỗi ngày.

Tiến sĩ Philippe Halbout, Giám đốc điều hành Hội Loãng xương Quốc tế (IOF), cho biết trong các hậu quả của loãng xương, gãy xương hông là nghiêm trọng nhất, khiến bệnh nhân luôn phải nhập viện. Trong đó, 20% bệnh nhân tử vong, 50% sau đó phải sống với tình trạng khuyết tật vĩnh viễn. Đến năm 2050, châu Á dự kiến sẽ chiếm 50% tổng số ca gãy xương hông trên toàn thế giới, bởi hầu hết các quốc gia châu lục này đều có mức tiêu thụ canxi thấp, số ca loãng xương đang tăng đáng kể.

"Ước tính, mỗi phút trên thế giới có 70 ca gãy xương", ông Philippe nói. Hàng năm, ở những người trên 55 tuổi, có đến 37 triệu trường hợp gãy xương do loãng xương. Loãng xương đang ảnh hưởng đến 500 triệu người trên toàn cầu.

Các chuyên gia khuyến cáo phòng ngừa loãng xương từ sớm bằng cách vận động hợp lý, bổ sung dưỡng chất cho cơ xương khớp bằng các loại thực phẩm giàu canxi hoặc sữa giàu canxi. Trong một số trường hợp, có thể cần bổ sung thêm canxi theo chỉ định của bác sĩ. Việc tầm soát định kỳ có thể giúp hiểu rõ tình trạng xương khớp để có những biện pháp can thiệp kịp thời, điều trị ngay khi có các dấu hiệu bệnh.

Các thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng, đậu, các loại hạt, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe xương, tăng khối lượng xương nhất là ở trẻ em. Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển có thể làm suy giảm nghiêm trọng quá trình phát triển xương. Ngoài ra, vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của xương ở mọi lứa tuổi vì giúp cơ thể hấp thụ canxi và lắng đọng canxi vào bộ xương. Nguồn tự nhiên dồi dào nhất của vitamin D là thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bản đồ