Khác biệt của nhà giàu và trung lưu

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khác biệt của nhà giàu và trung lưu

Khác biệt của nhà giàu và trung lưu
Có một khoảng cách lớn giữa người giàu và tầng lớp trung lưu, nhưng ít người tự hỏi tại sao lại như vậy.

Người giàu sở hữu tài sản, người trung lưu trả tiền

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và tầng lớp trung lưu là quyền sở hữu tài sản.

Sam Hodgson, chuyên gia của công ty tư vấn tài chính SIPP Advice (Mỹ), cho biết người giàu sở hữu tài sản mà tầng lớp trung lưu và người nghèo trả tiền, chẳng hạn thuê nhà hoặc vay lãi. Người giàu cho thuê bất động sản, doanh nghiệp, thậm chí cả nợ dưới hình thức thế chấp và các khoản vay khác.

Khi người trung lưu sở hữu một ngôi nhà, rất có thể họ đang có một khoản vay thế chấp, nghĩa là đang gửi tiền thẳng cho người giàu. Như vậy, thay vì sở hữu thứ khiến họ tốn tiền, người giàu sở hữu thứ giúp họ kiếm tiền.
Người giàu tiết kiệm cho sau này, tầng lớp trung lưu sống cho hiện tại

Theo Melanie Musson, chuyên gia tài chính tại công ty bảo hiểm Clearsurance, người giàu ưu tiên nghỉ hưu, tầng lớp trung lưu ưu tiên sống hiện tại.

Người giàu suy nghĩ dài hạn nên có thể tiết kiệm tiền và biết đầu tư. Trong khi tầng lớp trung lưu thường vật lộn để cân bằng cuộc sống hiện tại, với các mục tiêu tương lai.

Người giàu tránh nợ, người trung lưu sống dựa nợ nần

Người giàu và tầng lớp trung lưu có thái độ rất khác nhau khi nói đến nợ nần. Musson cho biết người giàu thường tránh vay tiền, trong khi tầng lớp trung lưu phụ thuộc vào vay tiền để mua nhà, ôtô và các mặt hàng đắt tiền khác.

Nhờ tránh xa nợ nần, người giàu kiểm soát chặt hơn tình hình tài chính và tránh lãng phí tiền vào lãi suất. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu có thể bị cuốn vào chu kỳ vay mượn không hồi kết để duy trì lối sống. Việc này khiến xây dựng sự giàu có gặp khó khăn trong thời gian dài.

Người giàu sửa chữa mọi thứ trước khi chúng hỏng, người trung lưu để mọi thứ quá muộn

Theo Musson, người giàu và tầng lớp trung lưu cũng có cách tiếp cận khác nhau trong việc bảo trì nhà cửa. Cụ thể, người giàu chi tiền giữ nhà họ luôn trong tình trạng tốt nhất, trong khi tầng lớp trung lưu đợi nó hỏng mới sửa.

Người giàu bảo vệ giá trị tài sản của họ, tránh những sửa chữa tốn kém. Ngược lại, tầng lớp trung lưu có thể tránh được việc sửa chữa, nhưng lại phải đối mặt với hóa đơn bất ngờ làm cạn kiệt dự trữ tài chính.

Chuyên gia tài chính hơn 20 năm kinh nghiệm, Thomas Brock, thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Franklin (Mỹ) cho biết, những người giàu sở hữu tài sản hướng đến tăng trưởng và các công cụ tạo thu nhập, giúp họ tiết kiệm nhiều hơn so với tiền chi tiêu, tạo điều kiện tích lũy lâu dài. Ngược lại, một bộ phận lớn người trung lưu chỉ đơn giản đang vật lộn đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hàng ngày.

Nếu muốn cải thiện tình hình, tầng lớp trung lưu cần suy nghĩ như người giàu. Có nghĩa là họ nên tập trung vào việc sở hữu tài sản, ưu tiên tiết kiệm hưu trí, tránh xa nợ nần, đầu tư vào bất động sản và duy trì việc bảo trì nhà cửa.

Không dễ dàng, nhưng thực hiện những thay đổi này, tầng lớp trung lưu có thể bắt đầu thu hẹp khoảng cách giữa họ và những người giàu có, xây dựng một tương lai tài chính an toàn hơn.

Bản đồ