Giày dép nào phù hợp người thoái hóa khớp gối?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giày dép nào phù hợp người thoái hóa khớp gối?

Giày dép nào phù hợp người thoái hóa khớp gối?
Người bệnh thoái hóa khớp gối tránh mang giày dép đế cao, cứng, nên chọn giày bệt và giày thể thao mềm, đế bằng phẳng hoặc dép xỏ ngón.

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất do tổn thương tiến triển ở sụn và các mô khớp khác. Đầu gối là một trong những vị trí phát triển thoái hóa khớp thường gặp, khiến người bệnh đau, cứng, sưng khớp gối, khó cử động, giảm khả năng di chuyển. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do lão hóa của cơ thể, ngoài ra có thể do chấn thương, thừa cân, béo phì, lối sống...

Thoái hóa khớp gối không thể điều trị khỏi hoàn toàn, song có thể kiểm soát tốc độ tiến triển của bệnh, giảm đau. Người bệnh có thể phục hồi khả năng vận động và ngăn ngừa biến chứng bằng cách điều chỉnh những thói quen, lối sống, trong đó có lựa chọn giày dép. Một số loại giày dép có thể làm tăng cơn đau, khiến thoái hóa khớp gối trầm trọng hơn.

Loại giày dép nên tránh

Guốc gỗ: Đế cứng, dày của guốc gỗ có thể tạo áp lực lớn lên đầu gối vốn đang bị tổn thương và suy yếu do thoái hóa.

Giày cao gót: Loại giày này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp gối. Độ cao của giày khiến đầu gối phải chịu thêm áp lực rất lớn. Ngay cả giày đế xuồng được thiết kế để tạo sự thoải mái cũng có thể làm tăng tải trọng lên khớp gối. Do đó, phụ nữ bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi giày cao gót hằng ngày, chỉ nên đi vào những dịp cần thiết.

Giày thể thao đế dày: Thiết kế giày với phần hỗ trợ lòng bàn chân rất dày có thể ảnh hưởng đến độ lệch trong tự nhiên của bàn chân khi chuyển động. Người bị thoái hóa khớp gối nên tránh loại giày này để đảm bảo độ lệch trong của bàn chân, từ đó phân bổ lực tác động đồng đều, không khớp nào bị quá tải.
Loại giày dép nên đi

Giày thể thao mềm, đế phẳng: Người bệnh thoái hóa khớp gối nên chọn những đôi giày mô phỏng cơ chế sinh học của bàn chân khi đi lại. Trong một nghiên cứu của Hội Thấp khớp Mỹ, các người bệnh đã đi giày hỗ trợ vận động được thiết kế đặc biệt, mô phỏng bàn chân trần khi đi lại, trong 6 giờ một ngày, 6 ngày một tuần. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia đã thay đổi cách họ đi lại, giảm tải trọng lên đầu gối, ngay cả khi không còn đi giày hỗ trợ vận động nữa.

Giày bệt: Những đôi giày này là lựa chọn khá tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối nhờ tính linh hoạt và không có gót.

Giày tây mềm: Nếu bị thoái hóa khớp gối, hãy tìm những đôi giày tây linh hoạt và mềm mại, có thể giãn ra và không làm chật chân, gây đau chân hoặc các vấn đề khác. Tránh những đôi giày tây cứng.

Dép xỏ ngón: Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể mang dép xỏ ngón. Tuy nhiên, người lớn tuổi đi dép xỏ ngón nên cẩn thận để tránh bị ngã.

Nhìn chung, người bị thoái hóa khớp gối nên chọn giày dép tối giản, hỗ trợ vòm chân tối thiểu, mềm mại, linh hoạt. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để chọn đúng loại loại phù hợp với mình.

Bản đồ