Điều gì xảy ra với phổi khi ăn nhiều đường?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều gì xảy ra với phổi khi ăn nhiều đường?

Điều gì xảy ra với phổi khi ăn nhiều đường?
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây hại cho phổi do gây viêm, làm trầm trọng thêm vấn đề hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bệnh tim, béo phì, tiểu đường là những biến chứng sức khỏe liên quan đến sử dụng nhiều đường bổ sung. Dưới đây là những ảnh hưởng của đường đến sức khỏe phổi.

Viêm mạn tính

Cơ thể xử lý một lượng lớn đường sẽ kích hoạt phản ứng viêm. Tình trạng viêm mạn tính có thể ảnh hưởng đến phổi, làm trầm trọng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và viêm phế quản. Chế độ ăn nhiều đường cũng dễ khiến các triệu chứng hen suyễn trở nặng. Đặc trưng của bệnh hen suyễn là tình trạng viêm, hẹp đường thở.

Căng thẳng oxy hóa

Lượng đường nạp vào cao có thể làm tăng stress oxy hóa trong cơ thể. Stress oxy hóa xảy ra khi mất cân bằng giữa các gốc tự do, chất chống oxy hóa, dẫn đến tổn thương tế bào. Phổi dễ bị stress oxy hóa do tiếp xúc với nồng độ oxy cao, có thể làm hỏng mô phổi, suy yếu chức năng.

Tác động đến phản ứng miễn dịch

Người ăn quá nhiều đường cũng có thể bị suy yếu hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Đường có thể ức chế hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại virus, vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, nghiêm trọng hơn là gây tổn thương thêm mô phổi. Phản ứng miễn dịch suy yếu và tình trạng viêm kéo dài có thể khiến cơ thể khó phục hồi sau nhiễm bệnh.

Béo phì

Chế độ ăn nhiều đường là nguyên nhân chính gây thừa cân. Béo phì làm giảm thể tích phổi, tăng sức cản đường thở, suy yếu quá trình trao đổi khí. Những thay đổi này dễ dẫn đến ngưng thở khi ngủ, giảm chức năng phổi nói chung. Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi và lao cao hơn. Lượng đường trong máu cao có khả năng làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh ở phổi.

Người trưởng thành chỉ nên ăn khoảng 25 g đường mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như tim mạch, ung thư. Áp dụng chế độ ăn cân bằng trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Những thực phẩm này cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe tổng thể, giảm viêm.

Hoạt động thể chất có thể cải thiện chức năng phổi, duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm viêm, tăng cường chức năng miễn dịch. Uống đủ nước cũng bảo vệ chức năng phổi. Nước làm loãng dịch tiết nhầy trong phổi, giúp thở dễ hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nên uống nước lọc hoặc đồ uống từ trái cây, trà thảo mộc, tránh đồ uống có gas.

Người bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường cần theo dõi, quản lý lượng đường trong máu để ngăn ngừa biến chứng, giảm nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp.

Bản đồ