Dấu hiệu nào nhận biết tích mỡ nội tạng?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dấu hiệu nào nhận biết tích mỡ nội tạng?

Dấu hiệu nào nhận biết tích mỡ nội tạng?
Gần đây tôi mệt mỏi, tăng cân, có phải do béo phì, tích mỡ nội tạng. Dấu hiệu nào để nhận biết tình trạng này, mỡ nội tạng có nguy hiểm không? (Minh Lâm, 55 tuổi, Vũng Tàu)

Trả lời:

Mỡ nội tạng là mỡ lưu trữ bên trong cơ thể, nhất là trong khoang bụng, xung quanh các cơ quan nội tạng của cơ thể như tim, gan, ruột... Mỡ nội tạng khác với mỡ dưới da (vốn chỉ tích tụ dưới da).

Mỡ nội tạng tiết ra nhiều loại protein gọi là cytokine, có thể kích hoạt tình trạng viêm cấp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, hen suyễn, ung thư vú, ung thư trực tràng. Nó cũng tạo ra tiền chất của angiotensin, một loại protein khiến mạch máu co lại, làm tăng huyết áp.

Tích tụ mỡ nội tạng còn dẫn đến tình trạng kháng insulin. Kháng insulin xảy ra khi cơ thể không phản ứng đúng cách với insulin, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng, gây tăng đường huyết...

Dấu hiệu để nhận biết mỡ nội tạng là vòng bụng lớn, tăng cân nhanh ở vùng bụng, huyết áp cao. Có nhiều cách để đo mỡ nội tạng, trong đó chụp CT và chụp MRI toàn thân thường chính xác nhất. Mỡ nội tạng thường được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 59 khi được chẩn đoán bằng máy phân tích chất béo cơ thể hoặc quét MRI. Theo đó, mức độ bình thường của chất béo nội tạng dưới 13. Tuy nhiên, các phương pháp này chi phí cao nên không phổ biến.

Bác sĩ thường ước tính mỡ nội tạng dựa trên chu vi vòng eo hoặc kích thước vòng eo theo tỷ lệ chiều cao. Chu vi vòng eo là chỉ số cho biết lượng mỡ sâu bên trong bụng. Nam giới có mỡ nội tạng nhiều thường chu vi vòng bụng lớn hơn 101,6 cm, phụ nữ lớn hơn 88,9 cm. Hệ thống máy đo Inbody cũng giúp xác định mỡ nội tạng. Theo đó, kết quả đo mỡ nội tạng dưới 100 cm2 là bình thường.

Để cải thiện tình trạng mỡ nội tạng, bạn cần đốt cháy calo để giảm mỡ và xây dựng cơ bắp thông qua kết hợp giữa tập thể dục nhịp điệu và tập sức mạnh. Bạn nên đặt mục tiêu tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày (như đi bộ nhanh) và tập kháng lực, tập thể dục cường độ cao ít nhất hai ngày mỗi tuần.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên món ít carbohydrate như trứng, cá hồi, ức gà. Hạn chế thực phẩm và đồ uống nhiều đường, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, kiểm soát căng thẳng, uống đủ nước. Bạn có thể áp dụng chế độ nhịn ăn ngắt quãng để hạn chế calo nạp vào, thúc đẩy đốt cháy chất béo, góp phần giảm mỡ nội tạng. Song, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng chế độ này để đảm bảo sức khỏe.

Nếu bạn có dấu hiệu tích mỡ nội tạng, gặp vấn đề về sức khỏe, nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác lượng mỡ nội tạng, các bệnh đang mắc. Từ đó, bác sĩ hỗ trợ thiết kế phương pháp điều trị cá thể hóa phù hợp, tăng hiệu quả điều trị.

Bản đồ