Có thể chữa khỏi bệnh cận thị bằng thuốc?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có thể chữa khỏi bệnh cận thị bằng thuốc?

Có thể chữa khỏi bệnh cận thị bằng thuốc?
Theo chuyên gia, chỉnh quang là biện pháp duy nhất giúp trẻ cận thị có được thị lực tốt, còn chưa có loại thuốc nào chữa được bệnh này.

Ngày 4/1, ThS.BS. Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec), cho biết tật khúc xạ gồm cận, viễn, loạn thị, trong đó trên 90% là cận thị.

Cận thị bẩm sinh (do di truyền) rất khó phòng tránh và kiểm soát nếu trẻ không được sàng lọc hoặc chủ động đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để chẩn đoán và điều trị sớm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, 33-60% trẻ cận thị có cả cha và mẹ bị cận. Tỷ lệ này giảm xuống 23-40% nếu trẻ chỉ có cha hoặc mẹ bị cận thị. Tuy vậy, khi cha mẹ không bị cận thị thì cũng có 6-15% khả năng trẻ mắc bệnh.

Mặt khác, lối sống hiện đại khiến tật cận thị tăng như áp lực học tập, ngồi học sai tư thế, nhìn gần kéo dài, sớm tiếp xúc các thiết bị điện tử, thường xuyên ngồi trong phòng...

Các dấu hiệu thường thấy ở người lớn bị cận thị là nhìn mờ khi vật ở xa; nheo mắt để nhìn; khó nhìn trong điều kiện thiếu sáng, nhất là khi di chuyển hoặc khi lái xe; nhức đầu, mỏi mắt, ngại học, không có hứng thú trong học tập, nhanh mệt mỏi khi làm việc...

Trẻ em có xu hướng và tiến sát đến tivi để xem, ngại đọc sách hoặc các hoạt động phải nhìn xa; cúi sát mặt khi nhìn sách, điện thoại...; trẻ thường kêu mỏi mắt, nhức đầu, haychớp/dụi, chảy nước mắt; ở lớp trẻ phải ngồi bàn trên hoặc lại gần bảng mới nhìn được; viết sai/thiếu chữ hoặc phải chép bài/ mượn kính của bạn để nhìn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Sanh cho hay hiện chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể điều trị được cận thị. Chỉnh quang là biện pháp duy nhất giúp trẻ cận thị có được thị lực tốt để học tập, sinh hoạt và phát triển.

Các biện pháp chỉnh quang gồm:

Đeo kính gọng phân kì: là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Tuy nhiên với những hạn chế về thẩm mỹ hay những bất tiện trong sinh hoạt và việc phải thường xuyên thay kính khi gẫy, hỏng, tăng số... khiến kính gọng đang trở thành rào cản cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.

Kính áp tròng cứng hoặc áp tròng mềm: là giải pháp được lựa chọn với những ưu điểm như thẩm mỹ cao, tiện dụng, cho thị lực tốt hơn do độ quang sai nhỏ. Nhưng với những nhược điểm như: có thể gây kích ứng, viêm nhiễm hoặc khô mắt và chi phí cao, kính áp tròng chỉ phù hợp với những người có tài chính cho phép.

Trong đó, Orthokeratology là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng kính tiếp xúc cứng vào ban đêm trong lúc ngủ (trung bình từ 6 đến 8 giờ) giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc, làm giảm và khử độ cận thị; nhờ thế ban ngày sẽ giúp hạn chế sự phụ thuộc kính gọng hoặc kính sát tròng mềm. Phương pháp này đang dần phổ biến ở Việt Nam.

Các phẫu thuật: Relex Smile, Lasik, thay thể thủy tinh, hoặc đặt kính nội nhãn – ICL... chỉ được áp dụng khi trẻ đã trưởng thành và có độ cận ổn định.
Cận thị nặng, cận thị tiến triển (tăng độ nhanh) có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho nhãn cầu và ảnh hưởng thị lực cũng như sự phát triển của trẻ. Việc tầm soát để ngăn ngừa khởi phát cận thị, dự đoán sự tăng độ giúp cho các chuyên gia khúc xạ có thể đưa ra một kế hoạch phù hợp để chung tay kiểm soát cận thị, trong đó phụ huynh có vai trò vô cùng quan trọng.

Hiện Bệnh viện Mắt Hitec triển khai chương trình khám khúc xạ chuyên sâu miễn phí cho học sinh.

Bản đồ