Có nên dùng nước muối rửa mũi cho trẻ kéo dài?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có nên dùng nước muối rửa mũi cho trẻ kéo dài?

Có nên dùng nước muối rửa mũi cho trẻ kéo dài?
Con tôi 6 tháng tuổi, trời lạnh bé hay nghẹt mũi. Tôi có thể dùng nước muối sinh lý rửa thông mũi cho con trong thời gian dài không? (Ngô Trang, Đà Lạt)

Trả lời:

Dung dịch nước muối sinh lý là một hỗn hợp của muối ăn và nước, có nồng độ muối khoảng 0,9%, tương tự như nồng độ muối trong nước mắt, máu và các chất dịch cơ thể khác. Dung dịch này có nhiều công dụng trong y tế như chăm sóc vết thương, bù dịch nhưng phổ biến nhất là dùng để rửa mũi, súc họng.

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý có thể giúp làm sạch chất nhầy, thông mũi, giảm các triệu chứng của dị ứng, nhiễm trùng xoang hoặc cảm lạnh. Nước muối sinh lý cũng có thể giữ ẩm cho mũi giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Các nguyên nhân phổ biến gây tắc mũi và chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ em là do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng bằng cách loại bỏ chất nhầy dư thừa, giảm tắc nghẽn và góp phần cải thiện hô hấp.

Các nghiên cứu đã xem xét hiệu quả, tính an toàn của dung dịch nước muối sinh lý và các thiết bị y tế khác như máy hút mũi trong điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không dùng thuốc. Kết quả cho thấy, các triệu chứng về mũi ở trẻ em bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang cấp tính được cải thiện đáng kể sau khi nhỏ mũi hay rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Hút mũi bằng thiết bị y tế, kết hợp với dung dịch nước muối sinh lý trong viêm mũi do virus cũng giúp giảm nguy cơ phát triển viêm tai giữa cấp tính và viêm mũi họng. Các nghiên cứu không tìm thấy tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Nước muối sinh lý an toàn để cải thiện nghẹt mũi cho trẻ có thể dùng trong thời gian dài và rất hiếm khi có tác dụng phụ. Tuy vậy, phụ huynh không nên lạm dụng mà cần sử dụng đúng cách. Việc vệ sinh mũi đúng cách về phương thức, số lượng, số lần vệ sinh mũi trong một ngày sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý cũng như sự hợp tác của bé.

Phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi hoặc khi việc vệ sinh mũi gây khó chịu kéo dài như ù tai, chảy máu mũi, nghẹt mũi tăng dần... Cha mẹ tránh nhỏ mũi, rửa mũi vào lúc bé không tỉnh táo như gần sát giờ ngủ... vì nước rửa mũi có thể rớt xuống vùng thanh quản khiến trẻ sặc gây nguy hiểm, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Bản đồ