Chuyên gia tim mạch khuyến cáo đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên gia tim mạch khuyến cáo đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày

Đông Trùng Hạ Thảo Bhutan

Chuyên Bán Đông Trùng Hạ Thảo Thiên Nhiên Mắt Đỏ Bhutan Tại Hà Nội

Free Ship Toàn Quốc

Địa chỉ: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 0363857742

 

Chuyên gia tim mạch khuyến cáo đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày

(Dân trí) - Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, kiểm soát cân nặng, hạn chế ăn muối, mỡ động vật, hạn chế bia rượu, đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày và kiểm tra thường xuyên huyết áp sẽ giúp trái tim khỏe mạnh.
Gia tăng các bệnh lý tim mạch

Tại sự kiện nhân Ngày tim mạch thế giới 2023 với chủ đề "Hiểu về trái tim bằng cả trái tim" diễn ra tại Thái Bình sáng 16/9, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Viện trưởng Viện Tim mạch cho biết, "đại dịch" các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng, trong đó có bệnh lý tim mạch.

Trên thế giới, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Mỗi năm, bệnh lý tim mạch bao gồm cả đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu thế giới cướp đi 19,5 triệu sinh mạng (theo báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022).

Tử vong do tim mạch nhiều hơn các ca tử vong do ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường cộng lại.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Việt Nam cũng là nước có tỉ lệ tăng huyết áp cao, cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp.

Trong khi đó, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

"Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi, nhưng thực tế có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng trẻ hóa", PGS Hùng khuyến cáo.

Theo chuyên gia, ngoài các yếu tố về gia đình, chủng tộc, bệnh tim mạch liên quan nhiều đến các yếu tố tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường..., đặc biệt là các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống.

Lối sống tốt giảm 80% ca tử vong sớm do tim mạch

Theo PGS Hùng, các thói quen có hại gồm: lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu quá mức, chế độ ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường, căng thẳng (stress) và có cả sự thiếu hiểu biết hoặc chủ quan trong tiếp cận phòng, chữa bệnh là các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

"Ngày tim mạch thế giới" năm nay với chủ đề "Hiểu về Trái tim mình bằng cả trái tim" nhằm truyền tải thông điệp, mỗi người chúng ta hãy tự nhận thức và chăm sóc chính trái tim của mình là cách tốt nhất để giảm được các biến cố tim mạch.

Tại sự kiện ngày 16/9 ở Thái Bình, Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam phối hợp với Quỹ vì sức khỏe tim mạch Việt Nam, UBND tỉnh Thái Bình, Sở Y tế Thái Bình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động thực tế tại cộng đồng.

Theo đó, chương trình khám cho 400 người dân về bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường; trao tặng phần quà cho 10 gia đình có công với cách mạng.

Đặc biệt, chương trình đi bộ cổ động vì sức khỏe trái tim tại Quảng trường 14/10 đã thu hút 2.000 người tham gia.

Các chuyên gia tim mạch cũng tham gia tọa đàm "Lắng nghe trái tim bạn" để hướng dẫn người dân thực hành lối sống lành mạnh, kiểm soát, phát hiện nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Theo PGS Hùng, để phòng ngừa bệnh tim mạch, mỗi người nên thực hiện các lời khuyên sau:

- Kiểm soát cân nặng, giảm cân nặng (nếu thừa cân).

- Không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Không ăn nhiều mỡ động vật. Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn) (dưới 6gr muối / ngày); ăn nhiều rau xanh, trái cây; hạn chế bia rượu.

- Tránh lo âu, căng thẳng, nên tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, vui vẻ.

- Đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày.

Theo PGS Hùng, bên cạnh dinh dưỡng khoa học, vận động là một trong những biện pháp thể lực giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Vì vận động giảm mỡ máu, giảm dung nạp đường huyết, tăng sức chịu đựng của cơ tim….

Tập thể dục để tốt nhất cho tim mạch là vận động ở cường độ vừa đến mạnh chứ không quá mạnh. Lúc này, cơ thể vừa đủ sức chịu đựng, hơi vã mồ hôi nhẹ là vận động tốt nhất cho tim phổi.

Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo nên vận động 30-60 phút mỗi ngày. Các phương pháp đi bộ nhanh, hoặc bơi, tập erobic (với cường độ vừa phải), hay tập yoga, đạp xe... là những biện pháp được khuyến khích tốt cho tim mạch.

- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Bệnh tim mạch có thể xảy ra với bất cứ ai. Vì thế, cần kiểm tra thường xuyên số đo huyết áp của mình. Kiểm tra định kỳ các yếu tố nguy cơ khác (rối loạn đường máu, lipid máu…) để có thể kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ đó.

Thực hiện các lời khuyên với lối sống lành mạnh có thể giúp chúng ta tránh được ít nhất 80% các ca tử vong sớm do bệnh tim mạch.

Bản đồ