Cách hạ sốt cho trẻ vào ban đêm

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách hạ sốt cho trẻ vào ban đêm

Cách hạ sốt cho trẻ vào ban đêm
Cha mẹ nên đo nhiệt độ, theo dõi triệu chứng, cho bé mặc quần áo thoải và uống đủ nước để mau khỏi bệnh.

Giữ nước

Sốt khiến trẻ mất nước nhanh hơn bình thường do đổ mồ hôi, hay đi tiểu hoặc nôn mửa. Nếu con bạn đang trong giai đoạn bú mẹ, hãy cho trẻ bú thường xuyên. Trẻ mới biết đi, ăn dặm nên uống nhiều nước, có thể dùng nước trái cây tiệt trùng, súp ấm tự làm. Cha mẹ bù nước cho bé bằng đường uống để giữ mức điện giải trong cơ thể ở mức tối ưu. Tránh đồ uống có chứa caffein như soda hoặc trà vì chúng làm tình trạng mất nước trầm trọng, khiến trẻ đi tiểu thường xuyên.

Trẻ mặc quần áo thoải mái

Trẻ thường đổ mồ hôi khi sốt, cha mẹ lưu ý tránh mặc nhiều lớp quần áo cho bé. Mặc quần áo quá dày cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây khó thở. Nên chọn áo mỏng và thoáng, dễ thấm mồ hôi, điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ.

Sử dụng thuốc hạ sốt

Cơ thể con người có khả năng chống lại những cơn sốt nhẹ, giúp xây dựng khả năng miễn dịch. Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ C thì có thể uống thuốc hạ sốt trước khi đi ngủ. Cha mẹ không nên đánh thức trẻ đang ngủ để kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Làm gián đoạn giấc ngủ ngon khiến trẻ cáu kỉnh, khả năng kéo dài quá trình hồi phục sau bệnh tật.

Chọn đúng thuốc

Không phải tất cả thuốc hạ sốt đều như nhau và một số loại thuốc không nên dùng cho trẻ dưới hai tuổi. Cha mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, đọc kỹ hướng dẫn để bảo vệ sức khỏe của bé, tránh những tác dụng phụ không đáng có.

Không áp dụng các biện pháp chưa kiểm chứng

Có nhiều thủ thuật hay biện pháp được truyền tai nhau về tác dụng giảm sốt dù không có cơ sở khoa học. Những cách này bao gồm bỏ đói trẻ khi sốt, chườm đá khắp người hoặc thậm chí tắm bằng cồn, có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Thông thường nhiều cha mẹ thường có chung tâm lý hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích. Vì khi thân nhiệt hạ đột ngột gây nguy hiểm, cơ thể không kịp thích nghi. Cha mẹ nên quan sát biểu hiện, tham khảo ý kiến bác sĩ để hạ sốt an toàn cho trẻ.

Trong hầu hết trường hợp, trẻ dùng thuốc sẽ hạ sốt. Nếu thân nhiệt cao không hạ, trẻ có dấu hiệu co giật, thờ ơ và chán ăn thì phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ. Bé sốt kèm phát ban, buồn ngủ, mất nước, nhức đầu dữ dội, đau họng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cũng cần đi khám.

Bản đồ