Các phương pháp hiện đại điều trị thoái hóa khớp gối

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các phương pháp hiện đại điều trị thoái hóa khớp gối

Các phương pháp hiện đại điều trị thoái hóa khớp gối
Sử dụng thuốc sinh học, dung dịch khớp thay thế, thay khớp nhân tạo ít xâm lấn giúp người bệnh thoái hóa khớp gối giảm đau, phục hồi vận động.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp bị mài mòn, khiến xương của các khớp cọ xát với nhau mạnh hơn gây đau đớn, cứng khớp, hạn chế vận động. Đôi khi hình thành các gai xương ở vùng đầu gối. Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng là hậu quả của rất nhiều yếu tố như tuổi tác, nghề nghiệp, lối sống, môi trường và các bệnh khớp viêm mắc kèm.

Thầy thuốc ưu tú, PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối chủ quan không điều trị sớm. Bệnh ở giai đoạn nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, hạn chế vận động, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, nặng nề nhất là tàn phế. Tùy trường hợp bệnh và mức độ thoái hóa khác nhau, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cá thể hóa, điều trị nội khoa như tiêm nội khớp. Một số trường hợp cần kết hợp ngoại khoa như phẫu thuật thay khớp nhân tạo để mang đến hiệu quả toàn diện.

Đơn cử bà Hương, 62 tuổi, ngụ Hải Phòng, bị thoái hóa khớp gối 4 năm, tràn dịch khớp gối tái phát nhiều lần trên nền đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì. Bà Hương uống thuốc nhưng bệnh cải thiện chậm. Tình trạng ngày càng nặng khiến bà thường xuyên đau nhức đầu gối, đi lại khó, nhất là lên xuống cầu thang, không thể ngồi xổm hay khoanh chân, cứng khớp buổi sáng.

Phó giáo sư Hoa chẩn đoán bà Hương thoái hóa khớp gối giai đoạn ba, kèm viêm màng hoạt dịch khớp đợt cấp và loãng xương. Bác sĩ chỉ định hút dịch ra khỏi khớp và tiêm dung dịch Hyaluronic Axit (HA) ngoại sinh vào khớp. Theo bác sĩ Hoa, phương pháp này giúp giảm đau nhanh, kháng viêm tốt, ức chế thoái hóa, kết nối những proteoglycan và tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp.

Kết hợp các bài tập vật lý trị liệu, sau 2 tuần, triệu chứng đau của người bệnh giảm rõ rệt, dịch khớp cải thiện. Sau khoảng 8-12 tuần, người bệnh cải thiện 90% triệu chứng cứng khớp, có thể đi lại và lên xuống cầu thang dễ dàng hơn.
Ngoài tiêm HA, các phương pháp tiêm nội khớp khác là huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), tế bào gốc và collagen cùng cho các kết quả điều trị khả quan thoái hóa khớp gối. Các phương pháp này theo xu hướng điều trị bảo tồn, hiệu quả với các giai đoạn thoái hóa nhẹ và vừa, hoạt hóa và hỗ trợ các tế bào khác phục hồi, kích thích cơ thể tái tạo. Từ đó giúp chống viêm, giảm đau, phục hồi chức năng vận động của các khớp.

Trường hợp hư hại khớp nặng, người bệnh cần thay khớp để khôi phục chức năng vận động. Tùy từng trường hợp với mức độ tổn thương khớp, nhu cầu vận động và độ tuổi khác nhau mà người bệnh được chỉ định thay các loại khớp gối phù hợp như khớp gối không xi măng, khớp Medial Pivot, khớp UC (Ultra Congruent). Đây là những loại khớp mới, có biên độ vận động cao, độ mài mòn ít, tuổi thọ cao, giảm mất xương, giảm nguy cơ trật khớp gối sau phẫu thuật.

Như ông Thao, 71 tuổi, ngụ Nghệ An, sưng đau khớp gối kéo dài, gần như không thể đi lại, điều trị nội khoa không còn đáp ứng. ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền, Phó khoa Chấn thương chỉnh hình, cho biết ông Thao bị thoái hóa khớp giai đoạn 4, lớp sụn khớp ở gối phải gần như bị bào mòn hoàn toàn, đầu xương biến dạng, hẹp khe khớp, xơ xương dưới sụn, lượng dịch bôi trơn khớp giảm nghiêm trọng.

Êkíp thực hiện kỹ thuật mổ thay khớp gối gióng trục động học cho ông Thao, rạch đường mổ bên dưới cơ, bảo vệ cơ giúp bệnh nhân phục hồi khả năng duỗi gối nhanh hơn. Vết mổ được đóng bằng keo dán sinh học có hiệu quả về mặt thẩm mỹ và chăm sóc sau mổ.

Theo bác sĩ Quyền, với kỹ thuật này, khớp gối nhân tạo gần giống khớp gối tự nhiên về chức năng và độ cong của trục chân, cho phép xoay trong và xoay ngoài, giúp tăng linh hoạt cho khớp. Nhờ đó, người bệnh có thể khôi phục hình dáng chân và khả năng vận động nhanh chóng, cảm giác vận động cũng thật hơn.

Sau 24 giờ phẫu thuật, ông giảm đau rõ rệt, có thể đi lại nhẹ nhàng, không còn phụ thuộc vào xe lăn. Kết hợp vật lý trị liệu, khoảng hai tuần sau, người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2019, có 528 triệu người sống chung với bệnh thoái hóa khớp. Trong đó, khoảng 73% người trên 55 tuổi và 60% là phụ nữ. Với thực trạng dân số già hóa, béo phì và chấn thương ngày càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp tiếp tục gia tăng trên toàn cầu.

Để phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, phó giáo sư Hoa khuyến cáo mọi người ăn uống và vận động khoa học, điều độ. Khi có các dấu hiệu bất thường như sưng đau, cứng khớp, người bệnh nên tới đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác, điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bản đồ