Bụi mịn - 'sát thủ' tấn công đa cơ quan

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bụi mịn - 'sát thủ' tấn công đa cơ quan

Bụi mịn - 'sát thủ' tấn công đa cơ quan
Bụi mịn có kích thước siêu nhỏ, vượt qua tất cả hàng rào bảo vệ của cơ thể gây nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đột quỵ, ung thư.

Bụi mịn là thuật ngữ mô tả các hạt lơ lửng trong không khí, có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (µm). Vì siêu nhỏ, hạt bụi PM2.5 không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi nồng độ bụi mịn tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn giảm trông giống như sương mù.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận bụi mịn là nguyên nhân gây ra gần 4 triệu ca tử vong trên toàn cầu do bệnh về tim mạch, nhiễm trùng đường hô hấp, phổi mạn tính, ung thư, sinh non... Phơi nhiễm ngắn hạn với bụi PM10 có thể làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp mạn tính, bao gồm hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Bác sĩ Lê Hoàn, Trưởng Khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết bụi mịn được mệnh danh là "sát thủ" nguy hiểm, bởi khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây tổn thương đa cơ quan rất nguy hại sức khỏe, đặc biệt là bệnh hô hấp, tim mạch, đột quỵ. Bụi mịn là "kẻ thù" của người suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mạn tính... Các bà mẹ tiếp xúc lâu ngày có thể bị sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong.
Ô nhiễm không khí là "kẻ giết người thầm lặng", theo WHO, với khoảng 7 triệu cái chết mỗi năm trên toàn cầu liên quan ô nhiễm. Tại Việt Nam, con số này khoảng 60.000. Phân tích Báo cáo Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu ghi nhận riêng số người chết bởi phơi nhiễm PM2.5 ở Việt Nam tăng từ hơn 26.000 người năm 1990 lên 42.000 năm 2015. Việt Nam xếp thứ 15 thế giới về ô nhiễm bụi mịn, với nồng độ PM2.5 trung bình năm là 34,1 µg/m3, gấp gần 1,4 lần quy chuẩn quốc gia và gấp 3,4 lần mức khuyến nghị của WHO.

Hà Nội và TP HCM là một trong những thành phố có chất lượng không khí thấp nhất châu Á. Trong đó, Hà Nội được cho là thành phố ô nhiễm thứ 10 thế giới, chỉ số bụi PM2.5 liên tục ở mức kém. Ước tính hơn 40% dân số thành phố đang phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia.

Trong năm nay, Hà Nội ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó ba đợt tháng 1-4 và một đợt vào đầu tháng 10. Bộ Y tế ghi nhận sự gia tăng bụi PM2.5 tại Hà Nội khiến mỗi năm thêm hơn 1.000 ca nhập viện do bệnh tim mạch, gần 3.000 trường hợp bệnh hô hấp, lần lượt chiếm 1,2% và 2,4% số bệnh nhân. Còn bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, đánh giá phơi nhiễm bụi PM2.5 làm tăng 15% nguy cơ đột quỵ.

Ghi nhận tại các bệnh viện, những ngày ô nhiễm nặng, số người già, trẻ nhỏ nhập viện do ho, khó thở tăng 10-15% so với ngày thường, có nơi tăng gấp rưỡi. Bệnh nhân chủ yếu hen, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy hô hấp. Một số trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm họng, sốt, ho, chảy mũi, viêm mũi...

"Càng tiếp xúc bụi mịn lâu dài, tổn thương diễn biến phức tạp, nguy hiểm đến nhiều cơ quan hơn", bác sĩ Trần Đình Thắng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế hít phải khói bụi. Nên tránh khu vực thường bị ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc. Người làm việc trong môi trường nguy cơ cao ô nhiễm cần trang bị bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn.

Bác sĩ lưu ý ăn uống sạch, vệ sinh mũi họng hàng ngày. Tăng cường tập thể dục nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây, nước ép... để tăng cường miễn dịch. Có thể sử dụng máy lọc không khí trong gia đình.

Bản đồ