Bằng lái xe hỏng và mất hồ sơ gốc, có phải thi lại không?

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bằng lái xe hỏng và mất hồ sơ gốc, có phải thi lại không?

Bằng lái xe hỏng và mất hồ sơ gốc, có phải thi lại không?

Giấy phép lái xe bị rách, mất hồ sơ gốc thì được đổi sang giấy phép lái xe mới (nếu có trong dữ liệu quản lý hồ sơ giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải).
Độc giả Dân trí hỏi, trường hợp bị rách bằng lái xe A1 và hồ sơ gốc bị mất thì có cấp lại được bằng lái không, hay phải thi lại?

Trả lời:

Căn cứ Điểm b Khoản 5 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ:

" 5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:

… b) Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng".

Tại Khoản 1 Điều 38 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định:

"1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm:

a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này (Đơn đề nghị sẽ được in ra trên hệ thống phần mềm giấy phép lái xe khi công dân đến làm thủ tục);

b) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

c) Bản sao giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài)".

Như vậy, trường hợp giấy phép lái xe của bạn bị rách, mất hồ sơ gốc thì được đổi sang giấy phép lái xe mới (nếu có trong dữ liệu quản lý hồ sơ giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải), hồ sơ đổi giấy phép lái xe được quy định theo Khoản 1 Điều 38 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT.

Bản đồ