Tiêm virus vào cơ thể để thử nghiệm thuốc ung thư

bannermoi

slide1 slide2 slide3 slide4 slide5 slide6 slide7 slide8 slide9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiêm virus vào cơ thể để thử nghiệm thuốc ung thư


Tiêm virus vào cơ thể để thử nghiệm thuốc ung thư
MỹNhà khoa học Beata Halassy, 53 tuổi, gây tranh cãi khi tự tiêm virus nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vào khối u để điều trị ung thư vú.

Halassy công bố báo cáo về thử nghiệm trên tạp chí Vaccines vào tháng 8/2024. Hiện tại, bà đã khỏi ung thư được 4 năm.

Năm 2020, ở tuổi 49, Halassy phát hiện ung thư vú tái phát. Không muốn làm hóa trị, bà đã tìm hiểu các tài liệu khoa học và quyết định tự điều trị bằng liệu pháp virus diệt ung thư (OVT).

OVT là một lĩnh vực điều trị ung thư mới nổi, sử dụng virus để tấn công tế bào ung thư và kích thích hệ miễn dịch chống lại chúng. Hầu hết thử nghiệm lâm sàng OVT đều thực hiện trên bệnh nhân giai đoạn cuối, nghĩa là ung thư đã di căn. Nhưng trong vài năm qua, các nhà khoa học bắt đầu hướng đến người bệnh giai đoạn đầu. Mỹ vừa phê duyệt liệu pháp OVT có tên T-VEC, điều trị khối u ác tính di căn. Tuy nhiên, hiện chưa có liệu pháp OVT để điều trị ung thư vú.

Halassy nhấn mạnh, bà không phải là chuyên gia về OVT, nhưng kinh nghiệm nuôi cấy và tinh chế virus trong phòng thí nghiệm giúp bà tự tin thử nghiệm phương pháp điều trị này. Bà chọn nhắm mục tiêu khối u bằng hai loại virus khác nhau: virus sởi và virus viêm miệng mụn nước (VSV). Cả hai mầm bệnh đều lây nhiễm vào tế bào nguồn của ung thư vú, thường được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng OVT.

Trong vòng hai tháng, bà cùng một đồng nghiệp "thực hiện chế độ điều trị bằng vật liệu cấp nghiên cứu", tức là vừa nuôi cấy virus và tiêm trực tiếp vào khối u. Các bác sĩ ung thư của Halassy đồng ý theo dõi sức khỏe của bà trong toàn bộ quá trình này, cam kết chuyển sang hóa trị thông thường nếu xảy ra vấn đề.
Phương pháp có hiệu quả rõ rệt. Trong quá trình điều trị, Halassy không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, khối u mềm hơn, co lại đáng kể, tách ra khỏi ngực và vùng da xâm lấn, giúp dễ dàng phẫu thuật cắt bỏ.

Phân tích sau khi cắt bỏ cho thấy, khối u đã bị tế bào miễn dịch lympho xâm nhập hoàn toàn. Như vậy, liệu pháp OVT tác dụng như mong đợi, kích thích hệ miễn dịch của Halassy tấn công cả virus và tế bào khối u. Sau phẫu thuật, bà được điều trị bằng thuốc chống ung thư trastuzumab trong một năm.

Tiến sĩ Stephen Russell, chuyên gia OVT, người điều hành công ty công nghệ sinh học về liệu pháp virus Vyriad ở Rochester, nhận định việc tiêm virus đã có tác dụng làm co khối u, giảm sự xâm lấn. Tuy nhiên, ông không nghĩ đây là thử nghiệm mang tính đột phá. Trước đây, các nhà nghiên cứu nhiều lần sử dụng OVT để điều trị ung thư giai đoạn sớm.

Halassy nỗ lực công bố nghiên cứu, song bị hơn 10 tạp chí chuyên ngành từ chối. Giới chuyên gia cho rằng việc tự thử nghiệm lên bản thân là trái đạo đức y khoa. Một số người nhận định, bài báo sẽ khuyến khích những bệnh nhân khác từ chối điều trị thông thường, chuyển sang phương pháp chưa được chứng minh.

Halassy không hối hận về việc tự thử nghiệm trên bản thân, vẫn nỗ lực xuất bản báo cáo. Bà cho rằng nghiên cứu của mình đã đem lại hướng đi mới cho khoa học. Tháng 9, bà nhận được khoản tài trợ để tiếp tục nghiên cứu ứng dụng OVT điều trị ung thư trên động vật.

Bản đồ